| Hotline: 0983.970.780

Chợ Lớn - Sài Gòn

Thứ Năm 15/09/2022 , 07:41 (GMT+7)

Gọi là Chợ Lớn bởi vì đấy là nơi đã từng có hai ngôi chợ rất là... lớn, chợ ra đời sau lớn hơn chợ có từ trước.

Thuyền bè và nhà xưởng bên bờ kênh ở Chợ Lớn.

Thuyền bè và nhà xưởng bên bờ kênh ở Chợ Lớn. Ảnh do nhiếp ảnh gia người Pháp Emile Gsell thực hiện năm 1866. 

Trong lịch sử cận đại Việt Nam, địa danh Sài Gòn - Chợ Lớn xuất hiện khá nhiều, bởi đó là trung chính trị, kinh tế và văn hóa không chỉ của vùng đất phương Nam mà còn của cả nước và toàn cõi Đông Dương.

Gọi là Chợ Lớn bởi vì đấy là nơi đã từng có hai ngôi chợ rất là... lớn, chợ ra đời sau lớn hơn chợ có từ trước. Ngày nay, danh xưng Chợ Lớn dùng để chỉ một vùng đất rộng lớn ở bờ bắc kênh Bến Nghé - Tàu Hủ tại TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, Chợ Lớn được coi là “khu phố Tàu” rộng lớn nhất thế giới.

Từ đầu thế kỉ 17, vùng đất gần như vô chủ này đã có người Việt và người Hoa đến định cư. Cuộc sống hòa đồng sinh ra những thế hệ người Hoa lai Việt. Họ mặc trang phục như người Việt nhưng nói tiếng Quảng Đông, quy tụ vào một làng, gọi là làng Minh Hương. Chữ Minh 明 (triều đại nhà Minh) chỉ gốc gác của những người Hoa phiêu dạt đến đây. Ban đầu người ta dùng chữ Hương 香 (hương hỏa), đến năm 1827 vua Minh Mạng đổi sang chữ 鄉 (làng). Từ đó Minh Hương có nghĩa là Làng của người Minh.

Người Minh Hương lập ra một cái chợ, gọi là chợ Tân Cảnh, sau do kỵ húy phải đổi ra Tân Kiểng, nay là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới bên đại lộ Võ Văn Kiệt ở bờ bắc kênh Bến Nghé.

Năm 1679 có hai nhóm “thuyền nhân” người Hoa di tản tấp vào Thuận Hóa. Chúa Nguyễn Phúc Tần cho họ vào phương Nam khai hoang lập ấp. Nhóm của tướng Trần Thượng Xuyên ngược sông Đồng Nai đến Biên Hòa và Gia Định, nhóm của thủ lĩnh Dương Ngạn Địch ngược sông Tiền Giang vào Bến Tre và Mỹ Tho.

Năm 1718 quân Xiêm đánh phá Hà Tiên, những người Hoa “phản Thanh phục Minh” theo tướng Mạc Cửu đến định cư ở đây từ mấy chục năm trước phải chạy đến làng Minh Hương tá túc. Dần dà, làng Minh Hương trở thành tâm điểm thu hút người Hoa từ khắp nơi đến làm ăn sinh sống, khiến chợ Tân Kiểng ngày càng mở rộng thêm, sầm uất hơn.

Khi đó làng Minh Hương bên kênh Bến Nghé và Cù lao Phố trên sông Đồng Nai là hai trung tâm thương mại sầm uất nhất ở phương Nam, đều do người gốc Hoa gây dựng và phát triển.

làng xóm người Hoa bên kênh rạch Chợ Lớn

Nhà lá ven kênh rạch của người Hoa ở Chợ Lớn. Ảnh do nhiếp ảnh gia người Pháp Emile Gsell thực hiện năm 1866. 

Năm 1776 quân Tây Sơn tàn sát đốt phá tan hoang Cù lao Phố. Những người sống sót chạy đến nương nhờ đồng hương ở làng Minh Hương. Năm 1782 quân Tây Sơn lại kéo đến tàn sát đốt phá làng Minh Hương. Khi bình yên, những người thoát chết trở về, lôi kéo bà con họ hàng từ cố hương sang làm ăn. Chẳng bao lâu, dân số ở đây tăng vọt. Một chợ Tân Kiểng không đủ, phải lập thêm chợ nữa, lớn hơn, gọi là Chợ Lớn.

Năm 1928, đại gia Quách Đàm mua đất ở làng Bình Tây để xây một ngôi chợ rất hoành tráng, gọi là chợ Bình Tây. Vì nó lớn hơn Chợ Lớn nên người ta gọi là Chợ Lớn Mới, còn Chợ Lớn cũ thì là... Chợ Lớn Cũ. Từ khi Pháp giải tỏa Chợ Lớn Cũ để xây nhà bưu điện, nay là Bưu điện Quận 5 thì chỉ còn duy nhất một cái Chợ Lớn Mới. Người ta bỏ bớt chữ Mới đi cho gọn, vì đã hết ý nghĩa.

Như thế, gốc gác danh xưng Chợ Lớn là một ngôi chợ cổ của người Minh Hương, sau đó hoán vị sang chợ Bình Tây. Ngày nay, người ta vẫn gọi chợ Bình Tây là chợ… Bình Tây, còn địa danh Chợ Lớn dùng để chỉ khu vực buôn bán sầm uất bên hai con kênh nối tiếp nhau: Bến Nghé - Tàu Hủ.

Có một điều trái khoáy, đó là sự hoán đổi giữa hai địa danh Sài Gòn và Chợ Lớn.

Khi làng Minh Hương đã bung ra thành nhiều thôn ấp, trở thành trung tâm thương mại quan trọng của Đông Nam Á thì xuất hiện nhu cầu giao dịch bằng văn tự. Người ta viết danh xưng Chợ Lớn bằng chữ Hán là 堤 岸, âm Hán - Việt là Đề Ngạn, âm Quảng Đông là Thầy Ngòn hay Thì Ngòn, phiên âm ra tiếng Việt thành Sài Gòn.

Toàn cảnh sông Sài Gòn nhìn từ Nhà Rồng.

Khu vực Thương cảng Sài Gòn năm 1866.

Như vậy, danh xưng Sài Gòn đầu tiên dùng để chỉ khu vực Chợ Lớn, nay là các quận 5, 6, 10 và một phần của quận 8 và quận 11. Tuy nhiên, văn tự ghi Sài Gòn nhưng dân gian vẫn gọi là Chợ Lớn. Khi đó khu vực trung tâm Sài Gòn hiện nay (quận 1, quận 3) mang tên Bến Nghé. Hai vùng này tách biệt với nhau bởi những bãi sình lầy và ao nuôi vịt, đi lại chủ yếu bằng tàu thuyền trên kênh Bến Nghé - Tàu Hủ. Năm 1916 xuất hiện một đường đất rải đá ong, nay là đại lộ Trần Hưng Đạo. Năm 1882 có thêm đường xe điện.

Năm 1861 Pháp lập ra Thành phố Sài Gòn (Ville de Saigon) bao gồm Sài Gòn (Chợ Lớn ngày nay) và Thành phố Bến Nghé (nơi kênh Bến Nghé đổ ra sông Sài Gòn, xung quanh bến Nhà Rồng).

Năm 1865 Pháp tách Sài Gòn và Chợ Lớn riêng ra nhưng hoán vị tên gọi: Thành phố Sài Gòn (Ville de Saigon) là vùng quận 1, quận 3 hiện nay và Thành phố Chợ Lớn (Ville de Cholon) là khu vực xung quanh Chợ Lớn Cũ và Chợ Lớn Mới, là quận 5 và quận 6 bây giờ. Năm 1931 Pháp hợp nhất hai thành phố này thành Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, 1951 đổi ra Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn rồi năm 1956 đổi là Đô thành Sài Gòn.

Ngày nay, cả hai danh xưng Chợ Lớn, Sài Gòn đều biến mất trên bản đồ hành chính, không còn là địa danh nữa. Tuy nhiên, dân gian vẫn coi cái bùng binh phun nước ở ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi là tâm điểm của Sài Gòn và khu vực mua bán, ăn uống tấp nập, nơi có nhiều người Hoa sinh sống (quận 5, quận 6) là trung tâm Chợ Lớn.

Xem thêm
Giải mã độ 'hot' của TikToker Lê Tuấn Khang: Mang cả miền Tây vào kênh Tiktok

TikToker Lê Tuấn Khang (sinh năm 2002, quê ở Sóc Trăng) đang là cái tên 'gây sốt' trên mạng xã hội, cùng 'giải mã' xem vì sao anh chàng này 'hot'?

FIFA lại gặp phản ứng vì Messi

Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) được cho là có sự ưu ái đối với Lionel Messi cùng đội Inter Miami nên gặp nhiều phản ứng.

Đại kiện tướng Lê Quang Liêm xếp thứ nhì giải cờ vua quốc tế KPNest

Kỳ thủ cờ vua số 1 Việt Nam từ Mỹ trở về TPHCM thi đấu giải cờ vua quốc tế và kết thúc ở hạng nhì trong bảng mở của nam.

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.