| Hotline: 0983.970.780

Cho tôi hiểu hết tình rừng

Thứ Hai 30/04/2012 , 09:15 (GMT+7)

Tôi sinh ra ở đồng bằng nhưng cuộc đời tôi chủ yếu sống ở rừng, chiến đấu ở rừng và viết cũng ở rừng...

Tôi sinh ra ở đồng bằng nhưng cuộc đời tôi chủ yếu sống ở rừng, chiến đấu ở rừng và viết cũng ở rừng. Đặc biệt là viết. Những tác phẩm thơ, văn xuôi, tiểu thuyết của tôi sống được đến ngày nay đều từ rừng mà ra.

20 tuổi tôi nhập ngũ. Đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ và là lính của một sư đoàn chủ lực, Sư đoàn 312, tôi đã có mặt ở những cánh rừng của Lào, rừng Trường Sơn, rừng U Minh, rừng Tây Bắc… Cũng hành quân, cũng đi chiến dịch, cũng khoét đất, đào hầm, cũng cơm nắm lương khô, cũng lăn lốc nơi tơi bời bom đạn như hàng triệu người lính khác.

Sự khốc liệt dữ dội và mất mát khó kể xiết của chiến tranh đã hừng lên và bốc cháy rừng rực từ hiện thực bi tráng của cuộc sống, cuộc chiến đấu ngày ấy. Những câu thơ, bài thơ còn trụ lại với thời gian bởi sự bi tráng của cảnh tượng vừa anh hùng vừa lãng mạn, vừa thực vừa ảo, vừa mộc mạc, vừa lấp lánh mà tất cả những cái đó được thể hiện trên cái nền cảm xúc mạnh mẽ và chân thật của người cầm bút. Cuộc sống thật, cảm xúc mạnh, tình yêu đồng đội, tình yêu quê hương đất nước đã trở thành suối nguồn cảm hứng hun đúc nên những tác phẩm của tôi.


Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu

Tôi có 4 năm ở cánh rừng Lào, rồi 4 năm nữa ở chiến trường Quảng Trị, rừng nào cũng thuộc dãy Trường Sơn hùng vĩ. Tuổi thanh xuân, độ tuổi đẹp nhất một đời người của tôi gắn bó với những cánh rừng. Đó cũng là khoảng thời gian tôi viết sung sức nhất. Ngay khi vừa đặt chân đến chiến trường, bắt đầu cuộc hành trình sống và chiến đấu giữa những cánh rừng, trong tôi đã tuôn trào cảm xúc:

Thế hệ chúng tôi rừng xanh lính trẻ

Tuổi chúng tôi bằng tuổi Sư đoàn

Mặc áo màu xanh

Đứng trong quân ngũ

Sau con đường Tây Bắc đến Trường Sơn

Nhưng rồi, những cảm xúc, mơ mộng, bỡ ngỡ ấy qua rất nhanh. Đâu chỉ một hai ngày. Và rừng Trường Sơn trong mắt chiến sĩ trẻ như tôi cũng chỉ lãng mạn được một hai ngày. Sau đó là cuộc chiến, là bom đạn dữ dội, là cảnh rừng thiêng nước độc, là mất mát và hi sinh… ở cái nơi "bên nắng đốt, bên mưa bay".

Những điều đó ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Tôi không thể nào quên cảnh giữa rừng già này phải đào mồ chôn những người bạn, đồng chí, đồng đội của mình ngã xuống hôm trước thì hôm sau lại hành quân đến rừng già khác. Đau đớn, tang thương, bi hùng lắm.

Giữa rừng Trường Sơn tôi cũng cảm nhận được sự hùng vĩ của non sông, gấm vóc, tự thấy rằng đất nước mình thật tươi đẹp, ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất. Nhưng cũng giữa rừng Trường Sơn tôi đi qua hết mọi cung bậc cảm xúc. Năm 1969, tôi viết bài thơ “Nấm mộ và cây trầm”, khi mới 22 tuổi. Đây là một bài thơ cảm động viết về sự hy sinh của người lính chiến trường. Viết để đưa tiễn và tưởng niệm Hùng, người đồng đội và cũng là bạn thân thiết của tôi quê ở Phú Thọ.

Thực tế để viết bài này cũng lạ lắm, đó là sau khi tự tay chôn cất bạn mình xong thì thấy một cây trầm vừa bị cháy, hình ảnh ấy khiến tôi liên tưởng đến nén nhang cho những người chiến sĩ ngã xuống trên nước bạn Lào. Có lẽ cái mùi hương trầm ấy đã từng và còn ám ảnh tôi về cái thời người sống sau khi đắp đá, trồng cỏ non lên mộ cho đồng đội chẳng có thời gian mà khóc nữa:

Đất đắp mộ Hùng bom lẫn lộn

Cây trầm cháy dở thay nén nhang

Sau cột mốc thơ “Nấm mộ và cây trầm”, sau “Trường ca sư đoàn”, “Mưa trong rừng cháy”... rừng Trường Sơn vẫn còn hiển hiện, day dứt, trăn trở và cả những nỗi đau chắc chắn sẽ theo tôi đi đến hết cuộc đời:

Binh trạm Trường Sơn năm 69

Có bảy người con gái trúng bom

Đám tang họ không ai đưa tiễn

Giữa rừng chiều ngổn ngang núi non.

Với tôi, người lính giữa rừng ngã xuống là họ đã hoá thân vào non nước để sống tiếp một cuộc sống khác, xanh hơn, đằm dịu hơn và huyền ảo hơn.

Sau này, có nhiều lúc tôi chợt nghĩ, chính linh hồn của bảy cô gái hi sinh giữa rừng ấy đã "xui" tôi viết ra những câu thơ:

Đám tang vắng bảy chàng trai ấy

Vắng trắng hoa rừng, đắng nước mắt ngày ngâu

Bảy cuộc chiến tranh, bảy vầng trăng khuyết

Một nấm mồ chìm khuất rừng sâu...

Đau thương dữ dội, nhưng tôi, cũng như bao chiến sĩ cách mạng khác đều có một tình yêu, lòng biết ơn đối với những cánh rừng, bởi chính trong những khu rừng ấy, lực lượng bộ đội được che chở, bao bọc để tiếp tục cuộc hành trình đến ngày chiến thắng. Sau năm 1975, hòa bình rồi, tôi tiếp tục sáng tác mà tư liệu là một loạt hồi ức với rừng. Tôi nghĩ, đó một phần là cảm xúc, là nghĩa vụ, nhưng một phần nữa là sự tri ân đối với những cánh rừng, kiểu như “rừng nuôi bộ đội rừng che quân thù”. Chẳng hạn như “Trường ca sư đoàn”, bao gồm 2.000 câu viết về cuộc hành trình Trường Sơn đến ngày giải phóng. Tiếp đó là “Dư âm chiến tranh”, “Bão và sau bão”, “Mưa trong rừng cháy”....

Chưa lúc nào tôi hết cảm xúc đối với đề tài là hình ảnh quê hương, hình tượng người chiến sĩ và những cánh rừng. Riêng tập thơ “Mưa trong rừng cháy” là tập hợp những bài thơ tôi viết ra từ những cánh rừng trong suốt cuộc hành trình của người lính. Cho đến lúc hòa bình lập lại, về sống giữa Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp phồn hoa, nỗi niềm với rừng trong tôi vẫn còn xao xác lắm:

Tôi cùng bè bạn về xuôi

Còn nghìn bia mộ nối lời rừng xanh

Nắm xương người lính vô danh

Vùi trong đất đá hoá thành cỏ cây.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm