| Hotline: 0983.970.780

Cho vay 'tam nông' là ưu tiên hàng đầu

Thứ Hai 21/12/2020 , 19:59 (GMT+7)

Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt xác định cho vay trong nông nghiệp nông thôn là ưu tiên hàng đầu, đáp ứng nhu cầu vốn cho bà con nông dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao vai trò nòng cốt của Ngân hàng Liên Việt và Hiệp hội mắc ca trong chiến lược phát triển ngành hàng mắc ca Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao vai trò nòng cốt của Ngân hàng Liên Việt và Hiệp hội mắc ca trong chiến lược phát triển ngành hàng mắc ca Việt Nam

Tận tâm, thân thiện với bà con nông dân 

Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) luôn ở mức cao với tổng dư nợ năm 2019 đạt 31.181 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22% trong tổng dư nợ của Ngân hàng.

Một số chi nhánh  như Nghệ An, Bình Thuận, Đak Nông, Ninh Thuận… với đặc thù chủ yếu khách hàng nhỏ lẻ nhưng với nỗ lực và sự tận tâm phục vụ đặc biệt đối với mảng cho vay nông nghiệp nông thôn đã vươn lên top đầu các Chi nhánh có dư nợ bán lẻ vượt trên con số 1000 tỷ.

Để có được kết quả này, theo ông Huỳnh Ngọc Huy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện là nhờ LienVietPostBank luôn biết tận dụng những lợi thế riêng có trên thị trường, mạng lưới rộng khắp, nguồn nhân lực trẻ, nhiệt huyết, năng động và sản phẩm đa dạng phù hợp với đặc thù theo từng vùng miền.

Ông Huỳnh Ngọc Huy, Chủ tịch Hội đồng thành viên LienVietPostBank, ảnh chụp tại một hội nghị về mắc ca năm 2017.

Ông Huỳnh Ngọc Huy, Chủ tịch Hội đồng thành viên LienVietPostBank, ảnh chụp tại một hội nghị về mắc ca năm 2017.

Năm 2017, lần đầu tiên tôi đi cùng với ông Huỳnh Ngọc Huy và các chuyên gia, nhà quản lý đến thăm một số vườn mắc ca đã cho thu hoạch ở Tây Nguyên, tôi nói với ông Huy rằng, các ông đang hướng những đồng vốn vào nông nghiệp, một lĩnh vực làm thì khó, rủi ro thì cao.

Ông Huy bảo, cũng có chút liều lĩnh nhưng kinh doanh là vậy. Hơn nữa, chúng tôi đã có những trải nghiệm khá sâu sắc trên thương trường, đặc biệt với mắc ca chúng tôi tin sẽ thành công.

Về mạng lưới, LienVietPostBank với hơn 550 Chi nhánh/Phòng Giao dịch trải khắp 63 tỉnh, thành cùng gần 1.000 Phòng Giao dịch Bưu điện và quyền khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện đến tận cấp xã. Đây chính là lợi thế đặc biệt riêng có và cũng là điều kiện cần để LienVietPostBank có thể tiếp cận khách hàng ở tận vùng sâu vùng xa, những nơi mà trước đây người dân có ít cơ hội được sử dụng dịch vụ Ngân hàng.

Nhưng điều kiện đủ là ở nguồn nhân lực trẻ, nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, luôn sẵn sàng xông xáo đến tận các xã, các huyện để phục vụ khách hàng. Chính sự tận tâm, thân thiện của cán bộ LienVietPostBank đã phá tan những ngại ngần ban đầu của bà con nông dân khi lần đầu tiếp cận dịch vụ Ngân hàng.

Thông qua chuỗi các hội thảo đến từng thôn, buôn, cán bộ LienVietPostBank chủ động hướng dẫn bà con cách làm hồ sơ, cách giải ngân thu nợ, khiến mọi quy trình thủ tục ngân hàng trở nên đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu. Có nhiều khách hàng chia sẻ cán bộ LienVietPostBank luôn khiến họ thấy gần gũi, thân thiện nên họ cảm thấy khi cần vay vốn thì dễ dàng biết cần gặp ai, làm gì để có thể được vay mà không còn băn khoăn, lo lắng như trước đây.

Hơn thế nữa, sau khi các khoản vay đã giải ngân thành công, cán bộ LienVietPostBank vẫn thường xuyên qua lại thăm hỏi, hỗ trợ tạo nên mối quan hệ thân thiết, gắn bó lâu dài với khách hàng. Nên trong tâm trí nhiều khách hàng khu vực nông thôn, cán bộ tín dụng LienVietPostBank như những người bạn đồng hành tin cậy cùng bà con nông dân. 

Bên cạnh lợi thế về mạng lưới và nguồn nhân lực, LienVietPostBank có các sản phẩm đa dạng, linh hoạt khác nhau để phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng về cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tùy theo đặc thù chăn nuôi, trồng trọt của khách hàng theo từng vùng miền, LienVietPostBank cung cấp các các sản phẩm cho vay cà phê, hồ tiêu, cho vay đầu tư phát triển cây mắc ca...

Tạo lập chuỗi sản phẩm tín dụng Mắc ca 

Cũng theo ông Huỳnh Ngọc Huy, trong 5 năm triển khai sản phẩm cho vay Mắc ca, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã phối hợp với Hiệp hội mắc ca Việt Nam thực hiện rất nhiều các giải pháp để tuyên truyền về cây trồng, hiệu quả của cây trồng và các yếu tố kỹ thuật nhằm đảm bảo người dân khi chuyển đổi cây trồng có thể có được hiệu quả và yên tâm phát triển.

Các hoạt động đó bao gồm khảo sát về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tổ chức các hội thảo để giới thiệu về cây mắc ca, các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca, giới thiệu về các gói tín dụng của ngân hàng, tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát thực tế cho người dân tại những hộ đã trồng và thu hoạch cây mắc ca để trực tiếp tìm hiểu về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây…

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cùng các doanh nghiệp, người dân tham quan vườn mắc ca tại Lâm Đồng.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cùng các doanh nghiệp, người dân tham quan vườn mắc ca tại Lâm Đồng.

Đồng thời, LienVietPostBank cũng chú trọng đến việc giới thiệu các đơn vị cung cấp cây giống uy tín, chất lượng đã được kiểm định để đảm bảo người dân dễ dàng tìm được các cây giống chất lượng, đảm bảo hiệu quả cây trồng.

LienVietPostBank không ngừng cải tiến, phát triển các sản phẩm để nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như đảm bảo yếu tố quản trị rủi ro của Ngân hàng. Trong các năm gần đây, Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt đã chú trọng đồng bộ chính sách cấp tín dụng đối với lĩnh vực này. Cụ thể LienVietPostBank có chuỗi sản phẩm tín dụng Mắc ca đáp ứng các nhu cầu vay vốn của Khách hàng khép kín từ khâu sản xuất giống, trồng cây cho đến khâu thu hoạch, chế biến hạt Mắc ca.

Với chuỗi sản phẩm tín dụng này, Ngân hàng hướng tới mục tiêu hỗ trợ và phát triển cây mắc ca thành một trong các cây lâm nghiệp chủ lực, có giá trị kinh tế tại Việt Nam, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân; Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển cây Mắc ca là cơ hội đầu tư hiệu quả đối với các doanh nghiệp, mang lại nguồn doanh thu lớn, làm giàu cho chính mình và làm giàu cho đất nước.

Ngoài ra, Ngân hàng còn dành lãi suất cho vay ưu đãi cho khách hàng, theo đó khách hàng vay vốn để trồng và chăm sóc cây mắc ca sẽ được giảm lãi suất 1.5% so với biểu lãi suất của ngân hàng từng thời kỳ.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã ban hành gói tín dụng cho vay đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh mắc ca. Đến năm 2020 ngân hàng đã ký hợp đồng cho vay đối với hơn 50 doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh với tổng giá trị dư nợ 420 tỷ đồng. Nhiều mô hình doanh nghiệp, người dân đã đạt được kết quả rất tốt nhờ trồng mắc ca, từ đó khẳng định phát triển mắc ca có thể giảm nghèo đối với các hộ nông dân, đặc biệt là người dân miền núi và làm giàu cho các doanh nghiệp, đây là hoạt động đúng đắn của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam.

Mắc ca đang là lựa chọn của nhiều người dân vùng Tây Nguyên, Tây Bắc.

Mắc ca đang là lựa chọn của nhiều người dân vùng Tây Nguyên, Tây Bắc.

Theo đánh giá của những người đã trồng mắc ca thì đây là cây trồng duy nhất hiện nay ở Việt Nam có một ngân hàng cung ứng vốn và một Hiệp hội cam kết bao tiêu sản phẩm. Chính sự đồng hành trách nhiệm của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, các doanh nghiệp và chuyên gia đã góp phần thúc đẩy phát triển mạnh ngành hàng có giá trị này.

Lợi nhuận sẽ đạt mức cao nhất trong 13 năm hoạt động

Tính đến hết 31/10/2020, tổng tài sản của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đạt gần 214.000 tỷ đồng, trong đó huy động thị trường 1 đạt gần 184.000 tỷ đồng và cho vay thị trường 1 đạt gần 163.000 tỷ đồng. Đặc biệt lợi nhuận trước thuế đã vượt kế hoạch cả năm 2020 khi đạt hơn 2.100 tỷ đồng. Với kết quả hoạt động này, ban lãnh đạo LienVietPostBank tin tưởng lợi nhuận năm 2020 của Ngân hàng sẽ vượt kết quả năm 2019 và đạt mức cao nhất trong 13 năm hoạt động.

“Gắn xã hội trong kinh doanh” là phương châm hoạt động mang tính lâu dài của LienVietPostBank. Cùng với phát triển các hoạt động kinh doanh, LienVietPostBank cam kết tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội thông qua các hoạt động xã hội trực tiếp, các hoạt động tài trợ, các phong trào từ thiện.

Hiện nay, LienVietPostBank đã và đang gây dựng được danh tiếng như Ngân hàng đứng số Một về Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR).

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.