| Hotline: 0983.970.780

Cho vay vốn tái đàn bò sau dịch bệnh viêm da nổi cục

Thứ Hai 11/10/2021 , 06:30 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Sau khi khống chế được dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò, Bình Định ban hành ngay chính sách hỗ trợ nông dân có bò chết vì dịch để tái đàn.

Dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trâu, bò xuất hiện trên địa bàn tỉnh này lần đầu tiên vào ngày 27/4, sau đó lan nhanh ra 11/11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.

Đến nay, tổng số bò mắc bệnh hơn 21.300 con, chiếm 6,78% tổng đàn; trong đó, số bò bệnh, chết phải xử lý tiêu hủy là 3.374 con, chiếm 1,07% tổng đàn), chủ yếu là bê con và bò già; với tổng trọng lượng 459.997kg, bình quân hơn 136 kg/con.

Ngành chức năng Bình Định đã vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, ngăn chặn dứt điểm bệnh VDNC trên đàn bò. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ngành chức năng Bình Định đã vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, ngăn chặn dứt điểm bệnh VDNC trên đàn bò. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thời gian qua, UBND tỉnh Bình Định cùng ngành nông nghiệp tỉnh đã vào cuộc đồng bộ, quyết liệt để đẩy lùi dịch bệnh VDNC. Đặc biệt, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định triển khai hướng dẫn quy trình phòng, trị bệnh, nhờ đó đã cứu được gần 18.000 con bò bị mắc bệnh.

Bình Định tăng cường công tác quản lý và tổ chức triển khai các biện pháp kiểm soát chặt hoạt động mua bán, giết mổ, vận chuyển trâu bò trên địa bàn tỉnh. Tăng cường lực lượng tại các chốt kiểm dịch đầu mối giao thông để thắt chặt kiểm tra, phúc kiểm trâu bò qua lại địa bàn tỉnh.

Đồng thời tập trung tổ chức tiêm phòng vacxin VDNC cho toàn đàn trâu, bò thuộc diện tiêm trên địa bàn, Nhà nước hỗ trợ 50% tiền vacxin và hỗ trợ tiền công tiêm phòng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đến nay, Bình Định đã tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho đàn trâu, bò được 243.476 con, đạt gần 91% tổng đàn thuộc diện tiêm.

Công tác vệ sinh, tiêu độc sát trùng cũng được duy trì để tiêu diệt mầm bệnh và côn trùng trong môi trường 2 ngày/lần tại các thôn đang xảy ra dịch; 2 lần/tuần tại các địa bàn còn lại của xã và phát động 4 đợt vệ sinh tiêu độc sát trùng cộng đồng.

Bình Định đã tiêm phòng vacxin phòng bệnh VDNC cho đàn trâu, bò đạt 91% tổng đàn thuộc diện tiêm. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Bình Định đã tiêm phòng vacxin phòng bệnh VDNC cho đàn trâu, bò đạt 91% tổng đàn thuộc diện tiêm. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Đã sử dụng 23.520 lít thuốc sát trùng Benkocide cho công tác tiêu độc sát trùng tại các địa phương cùng lượng lớn vôi bột và hóa chất sát trùng...

Nhờ đó, từ ngày 25/8 đến nay, trên địa bàn Bình Định không xuất hiện trường hợp phát bệnh VDNC mới.

Sau khi khống chế được dịch bệnh VDNC trên đàn trâu bò, UBND tỉnh Bình Định cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh VDNC có điều kiện tái đàn bò.

Theo đó, người lao động, hộ nông dân có 1 con bò bị chết do bệnh VDNC được vay tối đa 15 triệu đồng; người lao động, hộ nông dân có từ 2 con bò bị chết trở lên do bệnh VDNC được vay tối đa 30 triệu đồng. Thời gian triển khai cho vay từ ngày 25/9 đến ngày 30/12/2021. Người vay sẽ được hỗ trợ tiền lãi trong thời gian 12 tháng.

Trong đợt dịch vừa qua, Bình Định có 3.374 con bò bị chết phải xử lý tiêu hủy do mắc bệnh VDNC. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Trong đợt dịch vừa qua, Bình Định có 3.374 con bò bị chết phải xử lý tiêu hủy do mắc bệnh VDNC. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, qua 5 tháng dịch VDNC hoành hành, Bình Định đã bị thiệt hại 3.374 con bò, thế nhưng đến cuối tháng 9, đàn bò của tỉnh này vẫn còn đạt trên 295.820 con, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Khống chế được dịch bệnh viêm da nổi cục và chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh là điều kiện thuận lợi để Bình Định bảo toàn đàn bò, bảo đảm cung ứng bò thịt cho thị trường tiêu thụ vào dịp cuối năm, đồng thời từng bước tái đàn bò trên địa bàn.

Đây cũng là bước đệm để Bình Định thực hiện đề án phát triển chăn nuôi bò thịt nông hộ giai đoạn 2021 - 2025, tập trung phát triển chất lượng đàn bò thịt với mục tiêu tăng đàn bò lai lên 490.000 con và tiếp tục phát huy hiệu quả nhãn hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Ðịnh”, ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định nhấn mạnh.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.