| Hotline: 0983.970.780

Chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp

Thứ Tư 22/02/2017 , 07:35 (GMT+7)

Cuộc họp lần thứ 11 Nhóm công tác về chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp (gọi tắt là EGILAT) vừa được tổ chức tại TP Nha Trang...

Cuộc họp lần thứ 11 Nhóm công tác về chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp (gọi tắt là EGILAT) vừa được tổ chức tại TP Nha Trang trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ nhất (SOM1) và các cuộc họp liên quan năm 2017. 

07-10-17_1
Toàn cảnh cuộc họp
 

Đây là cuộc họp đầu tiên của Nhóm EGILAT được tổ chức tại Việt Nam, với chủ đề APEC 2017 "Động lực cho tăng trưởng và liên kết khu vực”.

Nhóm EGILAT sẽ tập trung thảo luận làm sao tăng cường mối liên kết trong khu vực, tăng cường liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa những hộ nông dân trồng rừng nhỏ bé với những Cty chế biến gỗ xuất khẩu đa quốc gia để vừa nâng cao giá trị trong chuỗi cung cho người trồng rừng, cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đồng thời đảm bảo chỉ có gỗ khai thác hợp pháp được đưa vào chuỗi cung để chế biến xuất khẩu.

Với sự năng động và tiềm lực to lớn, APEC đã tiến những bước dài vững chắc trong nỗ lực liên kết kinh tế, góp phần đưa châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực phát triển năng động nhất.

Diện tích rừng của các nền kinh tế APEC chiếm khoảng 53% diện tích rừng thế giới, 60% tổng sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ của thế giới và 80% tổng thương mại gỗ và sản phẩm gỗ toàn cầu, APEC đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững và thương mại gỗ hợp pháp trên toàn cầu. Do vậy, nhiệm vụ của mỗi nền kinh tế là phải bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng một cách bền vững thông qua việc thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ được khai thác hợp pháp.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Hà, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PPTNT) cho biết, ở Việt Nam, ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân sống trong khu vực rừng.

Trong những năm qua, trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã nỗ lực ngăn chặn phá rừng, thực thi pháp luật, phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao độ che phủ rừng, từng bước chuyển từ nhiều rừng sang rừng có chất lượng tốt hơn và đã đạt được những kết quả tích cực. Nhờ đó độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng từ 33,2% năm 2010 lên 40,84% năm 2015.

Đặc biệt, trong năm 2016, ngành lâm nghiệp Việt Nam nói chung và của ngành chế biến gỗ xuất khẩu nói riêng khi Việt Nam và Liên minh châu Âu kết thúc cơ bản việc đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản mà nội dung quan trọng nhất của Hiệp định là Việt Nam sẽ xây dựng Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của quốc gia.

Hệ thống này sẽ đảm bảo truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp trong toàn bộ chuỗi cung ứng, góp phần đảm bảo nguồn gỗ hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ, chống khai thác gỗ bất hợp pháp, tăng cường quản trị rừng và thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp.

Sau khi được triển khai hoàn toàn, Hiệp định được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự tin cậy vào tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam không những tại thị trường của Liên minh châu Âu mà còn tại các thị trường xuất khẩu khác, mang lại các lợi ích lớn hơn về kinh tế, môi trường và xã hội...

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.