| Hotline: 0983.970.780

Chủ động ứng phó thiên tai và đảm bảo an toàn hồ đập thủy điện trước mùa mưa lũ

Thứ Ba 21/08/2018 , 06:45 (GMT+7)

Trước tình hình mùa mưa bão đang tới gần, mới đây đoàn công tác của Ban chỉ đạo TW về PCTT và TKCN do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng dẫn đầu đã đến kiểm tra tình hình sạt lở và công tác quản lý an toàn hồ đập thủy điện tại tỉnh Quảng Nam.

Tại đây, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đã có những chỉ đạo cụ thể với các ngành chức năng trong tỉnh nhằm chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

18-32-16_1
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng kiểm tra tình hình sạt lở kè biển ở TP. Hội An

Trong chuyến công tác, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đã đi thực tế tại các điểm sạt lở ở vùng ven biển TP Hội An và vấn đề an toàn đập tại thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My, Quảng Nam).

Tại TP Hội An, ông Thắng nhận định tình trạng sạt lở kè biển tại địa phương này đã diễn ra nhiều năm nay gây bức xúc cho nhân dân và khó khăn cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên địa phương và các cơ quan trung ương rất nỗ lực để tìm những giải pháp khắc phục.

Đến thời điểm này, TP Hội An và tỉnh Quảng Nam đang tiến hành tu sửa các điểm sạt lở có chiều dài 731m với tổng kinh phí khoảng 28 tỷ, trong đó nguồn ngân sách của TP Hội An là 10 tỷ và tỉnh Quảng Nam là 18 tỷ. Hiện nay, công tác khắc phục đang được tiến hành khẩn trương, đảm bảo hoàn thành sửa chữa xong những điểm xung yếu trước khi mùa mưa lũ tới.

“Đối với tình trạng sạt lở ở TP Hội An, các cơ quan TW đã phối hợp với các cơ quan khoa học ở trong và ngoài nước để đánh giá nguyên nhân và đề xuất các giải pháp. Hiện tại tôi nhận thấy bãi biển đã được phục hồi và tương đối ổn định. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách TW đối với đoạn kè cứng bị hư hỏng trong bão lũ 2016 đã được sử dụng để phục hồi đảm bảo ứng phó với thiên tai năm nay”, ông Thắng nói.

Về vấn đề an toàn đập tại thủy điện Sông Tranh 2, trong buổi làm việc với thứ trưởng Hoàng Văn Thắng và đoàn công tác, đại diện Cty thủy điện Sông Tranh cho biết, đơn vị này đã xây dựng các phương án PCLB năm 2018 và đã trình phê duyệt trong đó hoạt động diễn tập kỹ năng vận hành điều tiết, diễn tập phương án PCLB năm 2018 với khách mời là BCH PCTT&TKCN các huyện hạ du: Bắc Trà My, Hiệp Đức.

Ngoài ra, Cty cũng đã xây dựng bàn giao cho địa phương quản lý và vận hành 341 mốc thủy chí, trải rộng trên 66 xã, thuộc 9 huyện hạ du; Cty cũng đang triển khai xây dựng, lắp đặt 283 biển chỉ dẫn tại vùng hạ du theo thiết kế đã đưcọ nêu trong phương án phòng chống lũ, lụt đảm bảo an toàn hạ du năm 2018.

Theo Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng, Cty thủy điện Sông Tranh là một công trình thủy điện mà nhân dân và Chính phủ cũng như chính quyền tỉnh Quảng Nam có nhiều lo lắng vì có 2 vấn đề. Thứ nhất là nước qua khe nhiệt và vấn đề động đất kích thích.

18-32-16_3
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng chỉ đạo Cty thủy điện Sông Tranh 2 có chế độ vận hành phù hợp nhất vừa chủ động ứng phó với thiên tai vừa đảm bảo được hiệu quả của vận hành phát điện

“Qua làm việc với Cty thì chúng tôi thấy Cty đã tiến hành các biện pháp theo quy định ví dụ như kiểm định đập năm 2014. Đánh giá chất lượng đập và từ đó đưa ra kết luận có vận hành được hay không. Theo kết luận kể cả qua tư vấn nước ngoài đều đánh giá tốt. Về việc đánh giá hàng năm trước mùa lũ, trong năm 2018 các đơn vị chức năng cũng đã đánh giá và kiểm tra tất cả các thông số về xây dựng quy trình vận hành, xây dựng kịch bản ứng phó, xây dựng bản đồ ngập lụt, cắm mốc chỉ giới, các biện pháp đảm bảo thông tin cho hạ du. Tôi thấy Cty cũng đã triển khai”, ông Thắng nhận xét.

Bên cạnh những kết quả mà phía Cty đã thực hiện được, Thứ trưởng đề nghị Cty tiếp tục một số vấn đề cần thiết: Thứ nhất là việc phối hợp với cơ quan khoa học phân tích, thẩm định xem xu thế diễn biến của thời tiết, thiên tai như thế nào để có thông tin rộng rãi, minh bạch để mọi người có thể đánh giá được. Thứ 2 là tiếp tục tăng cường, phối hợp vận hành theo thực tiễn, thời gian thực.

“Vận hành theo thực tiễn, thời gian thực là căn cứ vào dự báo thời tiết, thông số đo mưa, thủy văn, mực nước lòng hồ... để đưa ra chế độ vận hành phù hợp nhất, đảm bảo được vừa chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết đặc biệt là lũ vừa đảm bảo được hiệu quả của vận hành phát điện.

Thứ 3 phải làm tốt hơn nữa vấn đề thông tin cho nhân dân và chính quyền ở vùng hạ du để mọi người yên tâm, tin tưởng vào yếu tố vận hành của đập. Tôi thấy những vấn đề mà tôi nêu ra thì Cty cũng đang triển khai đúng hướng”, ông Thắng chỉ đạo.

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.