| Hotline: 0983.970.780

Chú trọng an ninh nguồn nước và bảo đảm an toàn hồ đập

Thứ Năm 02/07/2020 , 16:57 (GMT+7)

An ninh nguồn nước, quản lý an toàn hồ đập, kiểm soát, phòng chống ô nhiễm… là những nội dung trọng tâm của Đoàn công tác Quốc hội tại Nghệ An.

Đoàn Công tác kiểm tra tình hình thực tế tại Hồ chứa nước Bản Mồng. Ảnh: Việt Khánh.

Đoàn Công tác kiểm tra tình hình thực tế tại Hồ chứa nước Bản Mồng. Ảnh: Việt Khánh.

Nâng cấp hệ thống, cải thiện chất lượng

Ngày 2/7, Đoàn Công tác do Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm Trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Nghệ An về an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ đập.

Nghệ An là tỉnh có mật độ sông suối lớn với 6 con sông chảy trực tiếp ra biển, lớn nhất là hệ thống sông Cả. Tổng lượng dòng chảy trên lưu vực sông Cả đạt 25 tỷ m3/năm, phần lớn dòng chảy nằm trong lãnh thổ Việt Nam (19,4 tỷ m3). Về hồ chứa thủy lợi, toàn tỉnh có 1.061 hồ. Ngoài ra, tỉnh có 2 hệ thống tưới, tiêu lớn (thủy lợi Nam và thủy lợi Bắc) cùng 19 hồ chứa thủy điện đã đưa vào vận hành.

Nhiều công trình thủy lợi tại Nghệ An đã xuống cấp. Ảnh: Việt Khánh.

Nhiều công trình thủy lợi tại Nghệ An đã xuống cấp. Ảnh: Việt Khánh.

Đại diện lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch Bùi Đình Long cho biết, UBND tỉnh đã ban hành Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và VSMTNT giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến 2030.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, Nghệ An có nhiều nhánh sông, trong đó lớn nhất là hệ thống sông Cả. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, địa phương phải xây dựng quy hoạch chi tiết, tổng thể hơn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hoạt động cũng như khắc phục các vấn đề tồn tại.

Cùng với đó, tỉnh cũng phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, hướng đến mục tiêu “quản lý, phân bổ nguồn nước hài hòa, hợp lý giữa các ngành, tổ chức và cá nhân. Cấp đủ nước cho các ngành kinh tế, ưu tiên đảm bảo 100% nước cấp cho sinh hoạt. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra nhằm đảm bảo an ninh lâu dài, góp phần thúc đẩy, hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH”.

Hiện Nghệ an đã xây dựng được 2.447 công trình thủy lợi lớn, nhỏ, bao gồm 1.061 hồ chứa, 396 đập dâng, 615 trạm bơm, 373 công trình khác và 2 hệ thống thủy lớn là Bắc Nghệ An và Nam Nghệ An.

Năm 2020, thực hiện Chỉ thị số 04 ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Chỉ thị số 8008 của Bộ NN-PTNT về việc tăng cường thực hiện các giải pháp… UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành các Quyết định, Công văn, Chỉ thị liên quan  để đôn đốc, chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai công tác lập kế hoạch sản xuất, tưới, chống hạn cho từng vụ.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nêu rõ những vấn đề mà Nghệ An cần ưu tiên tập trung. Ảnh: Việt Khánh.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nêu rõ những vấn đề mà Nghệ An cần ưu tiên tập trung. Ảnh: Việt Khánh.

Đối với mục tiêu đảm bảo nước sạch và VSMT Nông thôn, ghi nhận hết năm 2019 khu vực nông thôn Nghệ An đã đầu tư, đưa vào sử dụng 510 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 100.000 hộ dân.

Lúc này số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo chỉ tiêu nâng từ 83% lên 83,9%, tăng 0,9%, tương đương khoảng 22.500 người. Ước cuối năm 2020 có 85% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Chủ động quản lý, vận hành

Được sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, hiện Nghệ An đã đầu tư, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho khoảng 150 hồ chứa lớn và vừa. Ngược lại, còn 100 hồ xây dựng đã lâu nhưng chưa bố trí được nguồn.

Qua theo dõi, nhìn chung các địa phương, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, đánh giá hệ thống công trình trước mùa mưa lũ, nhất là các hồ chứa, các đầu mối tưới, tiêu lớn, nhờ đó kịp thời bố trí phương án duy tu, bảo dưỡng những hạng mục còn yếu trước mùa mưa, lũ.

Để duy trì sự chủ động cần thiết, chính quyền đã xây dựng cơ chế phối hợp với từng chủ hồ chứa thủy lợi, thủy điện, trong đó quy định rõ trách nhiệm trong thông tin, vận hành, giám sát, điều tiết, xả lũ.

Nắm bắt thực tế cho thấy, các đơn vị tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa trên địa bàn phải đảm bảo phương án đón lũ, xả lũ đúng theo quy trình. Phải thông báo kịp thời cho chính quyền và nhân dân vùng hạ du biết trước kế hoạch để chủ động phòng tránh, đảm bảo an toàn về người, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Đến nay, đã có 15/21 huyện, thành, thị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai công trình thủy lợi do địa phương quản lý. Với hệ thống các công trình do Công ty TNHH Thủy lợi quán xuyến, hiện đã được tiểu ban Kỹ thuật Sở NN-PTNT thẩm định phương án ứng phó thiên tai, đang trình UBND tỉnh phê duyệt…

Hồ chứa Bản Mồng cần thêm 3.500 tỷ

Dự án Hồ chứa Bản Mồng được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư với tổng nguồn vốn là 3.744 tỷ đồng (thời giá năm 2009), nguồn vốn trái phiếu chính phủ (TPCP).

Phó Chủ tịch Quốc Hội nhấn mạnh quy mô tưới tiêu tại Nghệ An còn khiếm tốn. Ảnh: Việt Khánh.

Phó Chủ tịch Quốc Hội nhấn mạnh quy mô tưới tiêu tại Nghệ An còn khiếm tốn. Ảnh: Việt Khánh.

Công trình có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 18.871 ha diện tích thuộc các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, thị xã Thái Hòa và Anh Sơn. Đồng thời cấp nước cho sông Cả về mùa kiệt (lưu lượng 23 m³/s), kết hợp phát điện và phục vụ nước cho công nghiệp dân sinh, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo môi trường cũng như giảm lũ cho hạ du.

Dự án khởi công ngày 30/5/2010, thời điểm đó chưa cân được nguồn vốn nên tạm dừng từ giai đoạn 2011 – 2016. Do trượt giá và cập nhật Quy chuẩn thiết kế, năm 2017 tổng mức đầu tư (TMĐT) tăng lên 7.584 tỷ đồng.

Như vậy, để hoàn thành toàn bộ dự án còn thiếu 3.840 tỷ đồng. Về vấn đề này, Bộ NN-PTNT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho giãn tiến độ và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào danh mục các dự án dở dang theo Nghị quyết 726/NQ-UBTVQH13. Sau đó, Bộ NN-PTNT phê duyệt điều chỉnh (giai đoạn 1), đã lựa chọn điểm dừng kỹ thuật, phù hợp với nguồn vốn được bố trí, phát huy hiệu quả dự án theo từng giai đoạn.

Đến nay tiến độ thi công công trình đầu mối cơ bản đảm bảo tiến độ, đã giải ngân được 2.992/3.744 tỷ đồng, đạt 80%. Theo kế hoạch, cuối năm 2020 sẽ hoàn thành.

Hồ chứa nước Bản Mồng cần bố trí nguồn vốn để hoàn thành dự án. Ảnh: Việt Khánh.

Hồ chứa nước Bản Mồng cần bố trí nguồn vốn để hoàn thành dự án. Ảnh: Việt Khánh.

Từ nhu cầu thực tiễn, Sở NN-PTNT Nghệ An đề nghị Quốc hội có Nghị quyết về an ninh nguồn nước và an toàn đập. Đối với hồ chứa Bản Mồng, đề nghị ưu tiên bố trí khoảng 3.500 tỷ đồng vốn TPCP trung hạn giai đoạn 2021-2025 để hoàn thành dự án.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định, biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, chính vì thế an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập là yếu tố quan trọng, nội dung này được Quốc hội rất quan tâm.

Xuất phát từ yếu tố đặc thù (địa hình phức tạp, dân số đông…), Nghệ An phải chú trọng đến vấn đề này hơn các địa phương khác. Những năm qua, tỉnh đã từng bước nâng cấp hệ thống thủy lợi, dù vậy mới đảm bảo ở mức tương đối. Lúc này công tác tưới tiêu chỉ đáp ứng được khoảng 55%, con số này khá khiêm tốn.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.