| Hotline: 0983.970.780

Chữa tiểu buốt thanh nhiệt từ cần ta

Thứ Bảy 15/02/2020 , 09:15 (GMT+7)

Đông y cho rằng rau cần nước tính mát, vị ngọt, hơi cay, có công dụng bình can thanh nhiệt, lương huyết, trừ phong lợi thấp, lợi đại tiểu tràng...

Rau cần ta là vị thuốc quý

Rau cần ta là vị thuốc quý

Dưới đây là vài cách trị bệnh tiêu biểu từ rau cần ta:

* Chữa tiểu tiện lâm thống, tiểu buốt, tiểu dắt: Rau cần ta rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt hoặc cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn chắt lấy nước uống, ngày uống 2 lần, mỗi lần 150ml.

* Chữa tiểu tiện ra máu: Rau cần ta 100g, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, thêm đường vào uống.

* Chữa bí tiểu: Lấy 50 - 100g cần ta tươi, rửa sạch rau, cắt ngắn đem nấu khoảng 10 phút. Lấy nước uống vài lần trong ngày.

* Chữa tăng huyết áp, tăng cholesterol máu: Rau cần tươi rửa sạch, trần nước sôi trong 1-2 phút, vớt ra cắt đoạn trộn với gia vị, dầu vừng và giấm thanh, ăn hàng ngày, nước luộc đem ngâm chân trong 15-20 phút.

* Chữa tiểu đường: Rau cần ta 500g, cắt khúc, chần qua, trộn gia vị, ăn thường xuyên. Hoặc dùng rau cần nước rửa sạch, vò nát, ép lấy nước uống.

* Chữa rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc: Rễ rau cần 90g, toan táo nhân 9g, sắc uống.

* Chữa nhức đầu: Rễ rau cần nước lượng vừa đủ, rửa sạch vò nát, đem tráng với trứng gà ăn thường xuyên.

* Chữa chứng đau bụng sau sinh: Rau cần ta 60g, nấu chín chế thêm đường đỏ và một chút rượu mùi, uống lúc đói bụng.

* Chữa viêm phế quản: Rễ rau cần (khô) 100g, vỏ quýt 9g, đường 30g. Cho đường vào nồi thắng rồi cho các vị thuốc đã sấy khô sao hơi cháy vào sắc với nước uống trong ngày.

* Điều trị hen suyễn khó thở cho bệnh nhân bị viêm khí quản mạn tính: Dùng 15g rễ rau cần, 9g bạch phục linh, 6g hoa kinh giới, 12g đường phèn và 10 hạt hoa tiêu. Trước tiên cho rễ rau cần, bạch phục linh và hoa tiêu vào sắc trước. Khi ấm thuốc sắc sôi được khoảng 10 phút tiếp tục cho hoa kinh giới vào đun thêm 5 phút nữa. Chắt nước thuốc hòa với 6g đường phèn uống vào buổi sáng. Phần bã đổ thêm một ly nước vào sắc tiếp trong 10 phút nữa. Sau đó gạn nước pha với lượng đường phèn còn lại uống vào buổi chiều. Dùng thuốc trong 10 ngày liên tục.

* Chữa ho lâu ngày: Rau cần nước để cả rễ 500g, rửa sạch giã nát, ép lấy nước, cho thêm chút muối, đem hấp cách thủy rồi uống mỗi ngày 2 lần, dùng liên tục vài ngày.

* Điều trị bệnh ho gà, ho kéo dài: Dùng 500g rau cần, bao gồm cả rễ, thân, lá. Rửa sạch, giã nát lấy nước cốt. Cho thêm vài hạt muối ăn vào trong chén nước rau cần rồi đem hấp cách thủy 10 phút. Người bệnh nên làm thuốc vào lúc sáng sớm và chia hai phần uống. Một phần dùng ngay sau khi vừa sắc thuốc xong, phần còn lại uống vào buổi tối. Dùng liên tục trong nhiều ngày cho đến khi bệnh ho gà được điều trị khỏi hoàn toàn.

Rau cần ta có tác dụng chữa viêm phế quản, rối loạn giấc ngủ.

Rau cần ta có tác dụng chữa viêm phế quản, rối loạn giấc ngủ.

* Điều trị bệnh viêm phế quản: Lấy 100g gốc rau cần, trần bì (vỏ quýt) 9g, mạch nha 30g.

Đun sôi mạch nha rồi cho hai vị thuốc còn lại vào sao cháy. Thêm 400ml nước vào sắc cạn còn một nửa. Số thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản.

* Trị ho cho bệnh nhân lao phổi: Lấy 30g rễ rau cần ra, thái nhỏ. Trộn rễ cần chung với 2 muỗng mật ong xào chín ăn. Dùng món ăn bài thuốc này mỗi ngày 2 - 3 lần.

Lưu ý: Nếu không có mật ong người bệnh có thể thay thế bằng đường đỏ.

* Trị đau răng do hỏa độc: Lấy 60g gốc cần ta, 1 quả trứng vịt. Rau cần đem luộc chung với trứng vịt

Lấy nước uống và ăn trứng.

* Chữa viêm gan mạn tính: Rau cần nước 200g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm mật ong vào trộn đều, uống ngày 2 lần; uống liên tục trong 10-15 ngày.

* Chữa hoàng đản (vàng da): Rau cần nước (liền cả rễ) 60g, hoàng hoa thái 30g, thịt lợn nạc 100g, gia vị vừa đủ, nấu canh, ăn cái, uống nước.

* Chữa nôn ói: Kết hợp 30g rễ rau cần và 15g cam thảo. Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị nấu với 300ml nước. Khi sôi được khoảng 10 phút, gạn lấy nước và đập ngay 1 quả trứng gà vào Uống hết nước sắc và ăn cả trứng. Dùng vài lần sẽ giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn ói sau ăn.

* Tiêu độc, giải khát, chữa ngộ độc kim loại nặng: Dùng 1 nắm toàn thân cây rau cần ( bao gồm cả rễ ) ép nước uống hàng ngày. Nhờ chứa hàm lượng albumin phong phú, rau cần ta có khả năng giải độc cho cơ thể.

* Bổ huyết, chữa thiếu máu: Dùng rau cần tây luộc nấu canh ăn thường xuyên. Hoặc có thể dùng rau cần ta xào chung với các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như thịt bò, gan ăn mỗi tuần 2 bữa.

* Điều trị sản hậu xuất huyết ở phụ nữ sau sinh: Lấy 60g rau cần, 2 quả trứng gà ta. Đem 2 nguyên liệu đã chuẩn bị luộc chín. Uống nước luộc rau cần và ăn trứng gà

* Chữa viêm khớp, phong thấp: Lấy 300g cần tươi, đường trắng vừa đủ. Giã cần ta lấy nước rồi đem nấu sôi. Thêm một ít đường trắng vào, quậy tan uống làm 2 lần vào buổi sáng và tối

* Trị nhức đầu: Lấy 100g rễ cần ta, 2 quả trứng gà. Rễ cần rửa sạch, cắt nhỏ đem tráng chung với trứng gà. Dùng 3 lần mỗi tuần.

* Chữa nôn ói, tiêu chảy ở trẻ em: Lấy 100g cần nước, rửa sạch. Luộc lấy nước cho bé uống nhiều lần cho đến khi khỏi bệnh

Kiêng kị khi dùng rau cần ta: Không dùng cây cần ta làm thuốc chữa bệnh cho các trường hợp bị: Bệnh vẩy nến, Tỳ vị hư hàn, Huyết áp thấp, Nhiễm giun sán bởi rau cần được trồng dưới ruộng hoặc ở bờ ao, bờ hồ nên dễ bị nhiễm trứng giun sán. Vì vậy, khi dùng dược liệu dưới dạng tươi, người bệnh nên rửa qua nhiều lần nước cho sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng. Cẩn thận hơn có thể trần qua nước sôi để tiêu diệt trứng giun.

Thêm vào đó, mặc dù có nhiều tác dụng quý nhưng không phải ai dùng rau cần ta cũng hiệu quả. Bệnh nhân nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

(Kiến thức gia đình số 7)

Xem thêm
Phẫu thuật robot điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ

TP.HCM Bệnh viện Bình Dân vừa thực hiện phẫu thuật robot cắt khối tá tụy điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ cho nam bệnh nhân 43 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.