| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn hóa canh tác lúa hữu cơ

Thứ Tư 20/12/2023 , 14:42 (GMT+7)

Là tỉnh có diện tích lúa nhiều nhất Đông Nam bộ, Tây Ninh đang chuẩn hóa quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị.

Mô hình nhỏ, lợi ích lớn

Lúa là một trong những cây trồng truyền thống chiếm diện tích lớn so với các cây trồng khác tại Tây Ninh, với trên 147.000 ha/năm (3 vụ), trên 90% diện tích canh tác lúa đã được cơ giới hoá từ khâu làm đất cho đến thu hoạch...

Trung tâm Khuyến nông tập trung xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất lúa hữu cơ hiệu quả. Ảnh: Trần Trung.

Trung tâm Khuyến nông tập trung xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất lúa hữu cơ hiệu quả. Ảnh: Trần Trung.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh, việc sản xuất, tiêu thụ lúa có chất lượng hiện nay đang thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, nông dân và hợp tác xã (HTX), góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm lúa gạo (như sản phẩm VietGAP, lúa đặc sản, sản phẩm hữu cơ…).

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi về điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và hệ thống kênh mương thủy lợi thì người dân Tây Ninh nói riêng cũng như nông dân canh tác lúa cả nước còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Bên cạnh đó, nông dân còn lạm dụng việc sử dụng phân bón, gây lãng phí và phát sinh nhiều loài sinh vật hại. Vì vậy, nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu, bệnh, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng, môi trường đất, nước và sức khoẻ con người. Đòi hỏi người sản xuất phải tuân thủ quy trình kỹ thuật để tạo ra sản phẩm lúa gạo bảo đảm chất lượng.

Việc giảm lượng phân bón vô cơ và lựa chọn các sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm chuyên dùng cho lúa giúp cây hấp thụ phân bón tốt hơn và phát thải khí CO2, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, giảm số lần và lượng phân bón nhưng cây lúa vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.

Nhằm góp phần vực dậy ngành lúa gạo địa phương, thời thời qua, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đem lại hiệu quả thiết thực như: xây dựng, triển khai dự án sản xuất lúa đạt chứng nhận VietGAP cho hơn 2.000 ha lúa sản xuất 3 vụ trên địa bàn 6 huyện trọng điểm của Tây Ninh; Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao; Mô hình phục tráng giống lúa mùa đặc sản….

Đơn cử vụ hè thu 2023, Trung tâm Khuyến nông triển khai thực hiện mô hình trình diễn bộ sản phẩm mới chuyên dùng cho lúa phức hợp hữu cơ thế hệ mới - công nghệ EcoNanomix trên cánh đồng 2 ha lúa của ông Đỗ Văn Sẽ tại ấp Long Thạnh, xã Long Chữ, huyện Bến Cầu.

Theo đó, mô hình trình diễn bộ sản phẩm mới chuyên dùng cho lúa phức hợp hữu cơ thế hệ mới nghiệm thức đối chứng 0,8 ha (áp dụng theo phương pháp sản xuất truyền thống). Kết quả, mô hình thử nghiệm và trình diễn bộ sản phẩm mới chuyên dùng cho lúa giảm lượng phân bón 32%, tăng hiệu quả kinh tế từ 10% - 15% so với sản xuất theo tập quán.

Nông dân Tây Ninh phấn khởi thu hoạch lúa. Ảnh: Trần Trung.

Nông dân Tây Ninh phấn khởi thu hoạch lúa. Ảnh: Trần Trung.

“Sản xuất theo phương pháp truyền thống năng suất lúa không cao; lúa bị bệnh, dịch hại liên tục, bị đổ ngã do thời tiết, gây thất thoát khi thu hoạch.Trong tình hình mới, hội nhập, nông dân cần bỏ đi những tập quán canh tác cũ, đổi mới theo hướng hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng để sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập của nông dân. Qua tham gia mô hình trình diễn, bước đầu tôi nhận thấy một số lợi ích như số lần bón phân giảm so với sản xuất truyền thống, lúa sinh trưởng, phát triển tốt”, ông Đỗ Văn Sẽ phấn khởi nói.

Tập trung giống chất lượng cao

Theo Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh, đến năm 2030 diện tích lúa của Tây Ninh sẽ đạt 120.000 ha. Bên cạnh các giống lúa phổ biến tại Tây Ninh gồm OM 5451, OM 6976, OM 4900, OM 576, IR 50404… với năng suất bình quân trên 53,3 tạ/ha/vụ. Tây Ninh đang tập trung triển khai các giống lúa chất lượng cao, sản xuất theo hướng hữu cơ bền vững từng bước xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho cây lúa.  

Tây Ninh đang tập trung triển khai các giống lúa chất lượng cao, sản xuất theo hướng hữu cơ bền vững, từng bước xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho cây lúa.  Ảnh: Trần Trung.

Tây Ninh đang tập trung triển khai các giống lúa chất lượng cao, sản xuất theo hướng hữu cơ bền vững, từng bước xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho cây lúa.  Ảnh: Trần Trung.

Ông Hà Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh cho biết thêm, để thực hiện thắng lợi đề án, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông phối hợp các viện, trường, đơn vị nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu giống tổ chức đánh giá một số giống lúa có chất lượng cao như ST24, ST25; phát triển một số giống như OM18, Đài thơm 8...

Đây là những giống lúa có giá trị kinh tế tương đối cao so với một số giống lúa nông dân đang trồng hiện nay. Ngoài việc phát triển về giống và chất lượng, Trung tâm Khuyến nông còn đồng hành với Tập đoàn Lộc Trời, Thái Bình Seed... khảo nghiệm, đánh giá tính sinh trưởng, phát triển và năng suất phù hợp để hằng năm có một bộ giống có triển vọng đưa vào sử dụng nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh.

Tây Ninh tăng cường cơ giới hoá để giảm công lao động, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Trần Trung.

Tây Ninh tăng cường cơ giới hoá để giảm công lao động, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Trần Trung.

Để phát huy kết quả đạt được, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông đã tham mưu Sở NN-PTNT xây dựng chương trình khuyến nông trong 3 năm, qua đó tổ chức triển khai 30 ha phát triển cây lúa bền vững, hướng dẫn sử dụng, quy trình kỹ thuật phân bón; xây dựng các chuỗi để tiêu thụ; tăng cường cơ giới hoá như áp dụng phương pháp sạ cụm, sạ bằng máy, phun thuốc bằng máy drone... để giảm công lao động, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.

“Tôi khẳng định là lúa chất lượng cao có triển vọng phát triển nếu có định hướng đúng, cách làm đúng. Do đó, nông dân phải thay đổi tư duy sản xuất. Hợp tác xã phải hoạt động tốt. Công tác tuyên truyền phải đáp ứng yêu cầu và công tác khuyến nông phải hiệu quả. Về định hướng phát triển cây lúa, hạt gạo mang thương hiệu Tây Ninh, ngoài việc quan tâm phát triển các giống lúa cho gạo ngon nổi tiếng như ST24, ST25, chúng tôi đang tập trung phát triển giống lúa đen, hiện được trồng thử nghiệm và cho kết quả khả quan. Nếu thuận lợi, trong năm tới chúng tôi sẽ xây dựng xong thương hiệu sản phẩm gạo lúa đen Tây Ninh và bước đầu đưa ra thị trường. Dự kiến đây sẽ là sản phẩm gạo đặc trưng của tỉnh nhà”, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh khẳng định.

Xem thêm
Khẩn trương bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật

Trước diễn biến dịch bệnh ở động vật ngày càng phức tạp, UBND Gia Lai có văn bản yêu cầu các địa phương khẩn trương bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống.

Số người đến tiêm phòng dại tăng gần 1.000 lượt, Vĩnh Long báo động

Tỉnh Vĩnh Long ghi nhận, từ đầu năm đến nay có 8.280 lượt người bị chó, mèo cắn đến tiêm vacxin phòng bệnh dại, tăng 915 lượt so với cùng kỳ năm 2023 (7.365 lượt).

Cây sắn lao dốc: Năng suất thấp, sâu bệnh bủa vây

PHÚ YÊN Sắn là cây dễ trồng, chịu hạn tốt, thích hợp với nhiều địa hình, loại đất, góp phần quan trọng trong tạo việc làm và thu nhập cho nông dân, nhất là vùng núi.

Ứng dụng công nghệ, gọi tôm cá về đồng ruộng

QUẢNG BÌNH Ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất lúa theo hướng hữu cơ không chỉ giúp giảm chi phí, lợi nhuận tăng cao mà môi trường sinh thái đồng ruộng được phục hồi.