| Hotline: 0983.970.780

Chứng nhận phân bón vô cơ

Thứ Hai 13/10/2014 , 09:49 (GMT+7)

Thời gian qua, việc SXKD phân bón nói chung và phân bón vô cơ nói riêng thiếu “nhạc trưởng” do Nghị định 202 ra đời (từ tháng 11/2013) mà chưa có Thông tư hướng dẫn. 

Ngày 30/9 vừa qua, Bộ Công thương đã ra Thông tư 29 quy định cụ thể về việc cấp phép SXKD phân bón vô cơ giúp cho hoạt động SXKD phân bón đi vào khuôn khổ pháp lý.

Cơ quan quản lý, nhà SXKD phân bón uy tín và nông dân cũng rất yên tâm phấn khởi vì từ nay hành lang pháp lý về phân bón đã được rõ ràng, cụ thể.

Nhằm thực hiện Thông tư 29 và phục vụ tốt nhất công tác quản lý Nhà nước về phân bón vô cơ; Trung tâm KKN phân bón vùng Nam bộ (thuộc Trung tâm KKN phân bón Quốc gia - Cục Trồng trọt. Trụ sở tại 12 Nguyễn Chí Thanh, quận 10, TPHCM) được Bộ Công thương, Bộ KH-CN chỉ định thực hiện công tác chứng nhận, thử nghiệm, đào tạo kiến thức về phân bón…

Bồi dưỡng kiến thức SX phân bón

Trao đổi với PV Báo NNVN, đại diện nhiều DNSX phân bón lớn có uy tín cho biết, trước đây do Nghị định 202 chưa có thông tư hướng dẫn khiến thị trường phân bón trở nên bát nháo, các DN “cò con” mặc sức tung hoành, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các đơn vị làm ăn có uy tín, bà con cũng bị vạ lây do dùng phải sản phẩm kém chất lượng.

Chính vì thế, Thông tư 29 ra đời đã thể hiện được sự minh bạch, quyết liệt trong công tác quản lý của các bộ đối với SXKD phân bón vô cơ.

Cụ thể, ngày 19/8/2014 Tổng cục Đo lường chất lượng (Bộ KH-CN) cấp chứng nhận cho Trung tâm KKN Phân bón vùng Nam bộ được thực hiện công tác chứng nhận sản phẩm phân bón phù hợp tiêu chuẩn. Tiếp đó, ngày 21/8/2014 Trung tâm được cấp chứng nhận hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực Hóa học, Sinh học đối với phân bón.

Nghị định 202 của Chính phủ quy định người lao động trực tiếp SX phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.

Do đó, ngày 28/9/2014 Cục Hóa chất (Bộ Công thương) đã giao Trung tâm KKN phân bón vùng Nam bộ khẩn trương tham khảo nhu cầu của các tổ chức, cá nhân SX phân bón vô cơ để thỏa thuận việc huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón cho người SX.

Một giáo sư đầu ngành về phân bón ở phía Nam cho rằng, tình trạng SX phân bón bát nháo do người trực tiếp SX phân bón không hiểu về phân bón và vai trò của nó đối với cây trồng. Việc đào tạo kiến thức về phân bón cho lao động là rất quan trọng, giúp DN đạt được chất lượng sản phẩm ổn định, hiệu quả SX tăng cao.

PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt từng nói: "Phân bón bát nháo gây thiệt hại trực tiếp tới an ninh lương thực vì bón phân không đảm bảo, làm giảm năng suất cây trồng từ 40 - 45%. Do đó, người SX phân bón có vai trò rất quan trọng.

Tôi vui mừng khi NĐ 202 yêu cầu việc SX phân bón phải có điều kiện chứ không phải là làm kiểu nào cũng được. DN phải có trình độ, nhà máy, trang thiết bị, trình độ công nhân, kỹ thuật, quản lý… sao cho phân bón thật sự đảm bảo chất lượng".


Trang thiết bị máy móc hiện đại giúp công tác KKN phân bón cho kết quả nhanh, chính xác nhất

"Với gần 40 CBCNV luôn đoàn kết, có trình độ chuyên môn cao; kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp, cùng với các trang thiết bị hiện đại được trang bị, Trung tâm KKN phân bón vùng Nam bộ luôn đáp ứng tốt nhất, chính xác nhất các hoạt động về chuyên môn. Qua đó, trung tâm góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước làm tốt hơn công tác quản lý phân bón theo Nghị định 202 cũng như Thông tư 29", ông Trần Quốc Tuấn nói.

"Tôi mong rằng sau khóa học các anh chị làm gì mà thấy trật là không làm, bởi mình là người có kiến thức và biết rõ khi làm trật thì bà con sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ phân bón kém chất lượng", PGS.TS Phạm Văn Dư nói thêm.

Địa chỉ tin cậy

Nhiều đơn vị, DN SXKD phân bón thắc mắc khi giao Bộ Công thương quản lý mảng phân bón vô cơ thì đơn vị nào thực hiện công tác thử nghiệm, chứng nhận chất lượng?

Theo tìm hiểu của NNVN, ngay sau khi Thông tư 29 ra đời, ngày 2/10 Bộ Công thương đã có quyết định 8788/QĐ-BCT về việc chỉ định giao Trung tâm KKN Phân bón vùng Nam Bộ thực hiện việc thử nghiệm phân bón vô cơ.

Tiếp đó ngày 3/10, Bộ Công thương tiếp tục có quyết định 8888/QĐ-BCT chỉ định trung tâm thực hiện việc chứng nhận phân bón vô cơ.

Như vậy, với 2 quyết định trên thì Trung tâm KKN phân bón vùng Nam bộ là đơn vị đầu tiên được giao chỉ định công tác chứng nhận, thử nghiệm và đào tạo kiến thức về phân bón cho người trực tiếp SX.

Ông Trần Quốc Tuấn, GĐ Trung tâm KKN phân bón vùng Nam bộ cho biết, trung tâm đã đầu tư được các trang thiết bị, máy móc hiện đại bậc nhất phục vụ nhanh, chính xác công tác kiểm nghiệm các nhóm phân bón vô cơ và hữu cơ.

nh-3152828364
Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm KKNPB vùng Nam Bộ

Ngoài việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ mà Cục Trồng trọt giao phó, với sự nỗ lực của tập thể CBCNV trung tâm, Trung tâm đã được Văn phòng Công nhận chất lượng (Bộ KH-CN) cấp Chứng chỉ công nhận ISO/IEC 17065:2012 (được công nhận có đủ năng lực tiến hành đánh giá và chứng nhận sản phẩm phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn với mã số chứng nhận VICAS 042-PRODUCT) và Chứng chỉ công nhận phòng kiểm nghiệm đã được đánh giá và phù hợp với các yêu cầu của ISO/IEC 17025:2005 với mã số VILAS 774...

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất