| Hotline: 0983.970.780

Chung tay vì bà con vùng lũ

Chủ Nhật 10/10/2010 , 19:26 (GMT+7)

Một cháu gái cứ đi quanh quanh vòng người chờ nhận gạo cứu trợ như suốt ruột lắm. Thấy vậy, ông Thể - Chủ tịch xã gọi lại và nói với mọi người: “Trường hợp này cho nhận trước cũng được. Con nhà ông Mai Văn Liệu ở thôn Tân Phú đó. Nhà bị sập cả...

* Tập đoàn Sơn Hải ủng hộ 30 tấn gạo cho bà con xã Liên Trạch

Niềm vui của những người dân Liên Trạch nhận được gạo cứu trợ sau cơn lũ.

Tiếp tục chương trình chung tay vì bà con vùng lũ, chiều 10/10, đoàn xe gồm 4 chiếc chở 30 tấn gạo của Tập đoàn Sơn Hải (có trụ sở tại TP Đồng Hới, Quảng Bình) ngược tuyến đường Hồ Chí Minh ra vùng Bố Trạch. Con đường rẽ về xã Liên Trạch được rải nhựa nhưng nhiều chổ sạt lỡ và đá bò lổm chổm trêm mặt đường. Những hàng cây xơ xác vàng dưới cái nắng hoi thường có sau lũ. Trên dây điện của hàng cột điện ven con đường chính đi qua xã vẫn còn bám đầy rác ghi dấu tích của cơn lũ lớn chưa từng thấy ở đây. Sát hai bên đường, những vạt ruộng bị đất đá vùi lấp chia thành gò thành đống.

Chủ tịch xã Hoàng Trọng Thể gầy xọp sau mấy đêm liền mất ngủ cho chúng tôi hay: “Liên Trạch có 910 hộ với trên 3.900 nhân khẩu bố trí ở 5 thôn. Khi lũ ngập thì gần như các ngôi nhà trong thôn đều bị ngập hết. Cơn lũ lịch sử làm hầu hết nhà dân ngập sâu trên 2 m. Đã có 5 người chết, 4 ngôi nhà bị trôi mất và 4 ngôi nhà bị sập tan. Người dân bị ướt hết lương thực đồ dùng và hiện đang lâm vào cảnh thiếu đói...”.

Buổi sáng trời nắng, bà con tranh thủ giặt giũ, phơi phong chăn màn, áo quần, thu dọn nhà cửa... Nghe tin hàng cứu trợ đến, ai cũng mừng ra mặt và tập trung tại sân trụ sở UBND xã để nhận gạo.

Ông Nguyễn Văn Doan - Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch nói với chúng tôi: “Sự cứu trợ của Tạp đoàn Sơn Hải và Báo NNVN thật kịp thời cho bà con có cái ăn ngay sau khi lũ rút...”.

Ông Nguyễn Văn Hải - Tổng Giám đốc Tập đoàn Sơn Hải bày tỏ: “Nghe tin bà con Liên Trạch bị thiệt hại nặng và đang đối mặt với thiếu đói, chúng tôi khẩn trương trích từ quỹ phúc lợi để hỗ trợ ngay cho bà con. Cũng mong muốn bà con nhanh chóng vượt qua khó khăn này...”.

Đoàn xe chở gạo cứu trợ vừa đến sân trụ sở UBND xã, hàng trăm người dân cùng xúm tay vào giúp bốc dỡ gạo xuống xe. Ngay sau đó, lãnh đạo xã đã chỉ đạo các trưởng thôn nhận gạo và cấp phát cho bà con. Những người ở xa hoặc đang lo lắng chuyện nhà cửa thì được đội cứu trợ đưa gạo đến tận nhà. Đứng giữa sân, ông Mai Văn Thệ - trưởng thôn Phú Hữu đang tất bật nhận gạo cho bà con. Tranh thủ lúc dừng tay gạt mồ hôi trán, ông cho biết thôn Phú Hữu có 254 hộ được nhận hỗ trợ đợt đầu tiên là 8,4 tấn gạo, chia ngay cho mổi nhân khẩu 8 kg. Ngay trong chiều nay, thôn sẽ cấp phát hết số gạo này.

Cũng theo ông Thệ cho biết thì thôn Phú Hữu được xem là thiệt hại lớn nhất trong xã bởi nhiều người chết nhiều nhà bị sập trôi. Ngay nhà ông trưởng thôn được xem giàu nhất có 2 tấn lúa thì đã nảy mầm vì ngâm nước lũ. Có gia đình vét còn vài bát gạo dính thùng chưa ướt đưa ra bà con chia nhau nấu cháo cầm bữa.

Một cháu gái cứ đi quanh quanh vòng người chờ nhận gạo cứu trợ như suốt ruột lắm. Thấy vậy, ông Thể - Chủ tịch xã gọi lại và như nói với mọi người: “Trường hợp này cho nhận trước cũng được. Con nhà ông Mai Văn Liệu ở thôn Tân Phú đó. Nhà bị sập nên cả nhà đang lo dựng nhà, thu vén đồ đạc. Cho cháu nhận trước để về giúp việc nhà cho sớm...”. Nhận bao gạo, cháu bé hớn hở đi như chạy và còn nói với bạn đứng đợi đến lượt: “Tớ về trước để nấu cơm, các cậu đợi sau nhé. Chắc ba mẹ mình đang mong...”.

Giữa thôn Phú Hữu sát trục đường chính của xã bà Đinh Thị Văn ngồi rầu rĩ giữa nền đất trơ trọi. Trong lũ, nhà bà bị sập và toàn bộ ngôi nhà, tài sản đã bị nước lũ cuốn trôi mất. Nét mặt buồn bã của bà cũng như được vơi bớt khi ông Thệ mang suất gạo cứu trợ đến. Ông trưởng thôn động viên: “Thôi, cứ nấu cơm cho các cháu ăn đã, tội nghiệp mấy ngày nay không có hạt cơm nào. Cứ thu xếp ở tạm nhà hàng xóm rồi mai bữa có bà con, chính quyền góp sức dựng nhà cho bà...”. Bà Văn đứng lên nhận gạo rồi nói lời cảm ơn ngắt quãng và khó nên câu vì quá xúc động. Chúng tôi hiểu sau giọt nước mắt lăn dài trên gò má xạm đen của bà như là lời nhắn gửi đến những tấm lòng bạn đọc báo NNVN chung tay giúp bà con sớm vượt qua cơn bĩ cực này...

Tổng giám đốc tập đoàn Sơn Hải trao gạo cho bà con vùng lũ Liên Trạch.

 

Nhà em có gạo rồi.

Những em bé cũng đến nơi cấp gạo với bố mẹ.

Nhận gạo thay cho bố.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm