| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 11/07/2023 , 19:59 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 19:59 - 11/07/2023

Chuyến bay giải cứu không chỉ cần phiên tòa giải quyết hậu quả

‘Chuyến bay giải cứu’ là đại án được Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội xét xử từ ngày 11/7 đến ngày 10/8, với 54 bị cáo truy tố theo 5 tội danh.

Chuyến bay giải cứu thời Covid-19 lẽ ra mang ý nghĩa nhân văn rất tốt đẹp. Thế nhưng, chính sự tham lam và sự ích kỷ của một số kẻ có chức vụ trong bộ máy nhà nước đã biến chuyến bay giải cứu thành một đại án nhức nhối dư luận.

Liên quan đến sai phạm của chuyến bay giải cứu có 54 bị cáo bị truy tố về 5 tội danh, trong đó 21 người nhận hối lộ, 23 người đưa hối lộ, 4 người môi giới hối lộ, 4 người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ và 2 người lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phiên tòa giải quyết hậu quả chuyến bay giải cứu có cáo trạng khiến nhiều người choáng váng. Bởi lẽ, từ kết quả điều tra, cơ quan chức năng đã truy tố 18 bị cáo đến khung hình phạt cao nhất là tử hình và chung thân. Vì vậy, đại án chuyến bay giải cứu không chỉ cần một phiên tòa nghiêm khắc, mà cần phải được soi xét một cách sâu sắc để có thể ngăn chặn thảm kịch tái diễn.

Nếu nhìn phần lớn danh sách bị cáo được áp giải đến Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội, ít ai nghĩ rằng họ có thể manh động nhúng bàn tay tanh tưởi vào chuyến bay giải cứu kiểu ấy. Cháy nhà mới ra mặt chuột, còn bình thường thì trên dung mạo thành đạt của họ có không ít hào quang kiêu ngạo và hãnh tiến. Tranh thủ lúc đồng bào hoạn nạn trước đại dịch để vơ vét cá nhân, thì đại án của họ cũng là đại nạn của xã hội.  

Thật khó tưởng tượng, khi tham gia thực hiện chuyến bay giải cứu, 21 cán bộ đã nhận hối lộ hơn 500 lần từ doanh nghiệp, tổng cộng gần 165 tỉ đồng. Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận hối lộ 37 lần với số tiền 21,5 tỉ đồng, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan nhận hối lộ 32 lần với số tiền 25 tỉ đồng, cựu trợ lý Phó Thủ tướng Nguyễn Quang Linh nhận hối lộ 5 lần với số tiền 4,2 tỉ đồng, cựu Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng nhận hối lộ 7 lần với số tiền 2 tỉ đồng, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân nhận hối lộ 9 lần với số tiền 5 tỉ đồng, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam nhận hối lộ 2 lần với số tiền 1,8 tỉ đồng…

Khó tin hơn, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) nhận hối lộ 253 lần với số tiền 42,6 tỉ đồng và bị cáo Vũ Tuấn Anh (cựu Phó trưởng phòng thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) nhận hối lộ 49 lần với số tiền 27,3 tỉ đồng.

Cán bộ nhận hối lộ trong cơn nguy khốn của đồng bào trước Covid-19, thực sự là hành vi táng tận lương tâm, không thể nào tha thứ. Hành vi ấy giải quyết bằng bản án thích đáng, không khó bằng giải thích căn nguyên tội phạm. Phải chăng, sự tha hóa đang len lỏi giữa đội ngũ cán bộ, được ẩn nấp khéo léo và được che đậy kỹ lưỡng? Ăn quen nhịn không quen, chỉ có những kẻ đã quen thói nhận hối lộ mới lạnh lùng “làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền” với các chuyến bay giải cứu.

Cho nên, chuyến bay giải cứu không chỉ cần phiên tòa giải quyết hậu quả, mà đã đến lúc xem việc chỉnh đốn đạo đức công vụ và đạo đức cán bộ, là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên.   

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm