| Hotline: 0983.970.780

Chuyến biển xuyên tết, ngư dân Bình Định trúng đậm cá ngư đại dương

Thứ Tư 13/02/2019 , 13:15 (GMT+7)

Sau chuyến biển xuyên Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 dài hơn 20 ngày, trong số gần 1.200 tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Bình Định ăn tết trên biển hiện đã có tàu cập bờ với sản lượng đánh bắt vượt trội.

Cả những tàu còn đang ở ngoài khơi sẽ cập bờ vào rằm tháng Giêng cũng đã có thông tin về qua các trạm bờ là trúng đậm luồng cá.

09-51-00_1
Hầu hết tàu cá đánh bắt xuyên Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 của ngư dân Bình Định đều trúng đậm cá ngừ đại dương

Theo ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, toàn tỉnh có gần 1.200 tàu cá công suất lớn bám biển đánh bắt xuyên tết. Phần lớn các tàu đi đánh bắt theo từng tổ đội. Dự kiến sau ngày 10/2, gần 1.200 tàu cá sẽ đồng loạt vào bờ.

Sau gần 20 ngày bám biển, tối 10/2 (nhằm mùng 6 Tết Kỷ Hợi), tàu cá mang số hiệu BĐ 97997 TS do anh Nguyễn Lượm (28 tuổi) ở thôn Thiện Chánh 1, xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) làm thuyền trưởng đã cập cảng Tam Quan (huyện Hoài Nhơn), khoang tàu đầy cá với 122 con cá ngừ đại dương (CNĐD), được khoảng 4 tấn. Trong số cá nói trên có những con nặng gần 70kg/con, đặc biệt trong đó có 102 con đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

“Chẳng bõ công anh em bọn tui bám biển trong những ngày Tết cổ truyền tại ngư trường Hoàng Sa, tàu của tui trúng đậm luồng cá, đánh bắt được 102 con CNĐD cỡ lớn và 20 con cỡ nhỏ”, anh Lượm phấn khởi nói.

Tương tự, nhiều tàu cá khác của ngư dân Hoài Nhơn cũng đánh bắt được 2 - 3 tấn CNĐD trong chuyến biển xuyên Tết. Theo ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, trong Tết này, huyện Hoài Nhơn có trên 720 tàu cá với hơn 5.000 lao động ăn tết trên biển, tập trung chủ yếu là hành nghề câu CNĐD, số còn lại câu mực và hành nghề lưới rút.

Niềm vui không chỉ hiện hữu trên những tàu cá đã cập bờ, thông tin từ những tàu còn đánh bắt cho biết hầu hết những tàu cá ăn Tết trên biển đều trúng đậm luồng cá ngừ. Qua hệ thống liên lạc, thuyền trưởng kiêm tài công tàu cá BĐ 97678 TS, anh Nguyễn Hữu Phước ở xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) đang khai thác thủy sản ở khu vực biển giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vui vẻ cho biết: “Tàu của chúng tôi vừa trúng luồng cá ngừ sọc dưa, sản lượng đánh bắt của mẻ lưới này là 15 tấn, hiện anh em đang nỗ lực khai thác cho đến mùa trăng tàu sẽ về bờ trong vòng 3 - 4 hôm nữa”.

09-51-00_2
Cả những tàu hành nghề lưới vây cũng trúng đậm cá ngừ sọc dưa

Thuyền trưởng tàu cá BĐ 97229 TS, anh Nguyễn Văn Phần ở xã Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn), cũng báo tin vui: “Tàu cá của tôi đã khai thác được 2 tấn CNĐD và 2 tấn mực. Đánh bắt trên biển trong những ngày Tết vừa tăng thêm thu nhập, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo nên ai nấy đều hăng say lao động. Vài hôm nữa đến mùa trăng, tàu chúng tôi sẽ cập bờ, khi ấy ăn Tết sum vầy cùng gia đình niềm vui càng đầy”.

Lão ngư Bùi Thanh Ninh, chủ “tập đoàn” tàu cá 15 chiếc ở xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn), chia sẻ: “Tôi không trực tiếp ra biển, nhưng tình hình đánh bắt trong chuyến biển xuyên Tết vừa qua của các tàu cá tôi đều nắm bắt hàng ngày. Các thuyền viên báo về là thời tiết trong chuyến biển vừa qua rất đẹp, hoạt động khai thác thuận lợi, nhiều tàu trúng đậm luồng cá. Hiện tôi đã nắm bắt sản lượng các tàu đồng thời liên hệ với các doanh nghiệp đàm phán để bán được giá cao. Sau đó, anh em sẽ tổ chức ăn Tết muộn thật hoành tráng”.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm