| Hotline: 0983.970.780

Chuyện cây gạo tái sinh

Thứ Hai 01/06/2015 , 06:13 (GMT+7)

Từ thân gỗ khô mục và tưởng như bỏ đi đã được bàn tay tài hoa của các nghệ sỹ tái sinh thành đời sống mới, đời sống nghệ thuật.

Ở mỗi làng quê Việt thường có những biểu tượng thiên nhiên gần gũi linh thiêng: cây đa, bến nước, cây gạo. Những cây cổ thụ đã sống hàng trăm năm tuổi, chứng kiến bao biến cố thăng trầm của làng, của xóm, chứng kiến bao cảnh hội ngộ, chia ly.

15-22-39_truoc-thoi-gin-tc-gi-phm-sinh
Tác phẩm chế tác từ cây gạo của Phạm Xuân Sinh

Bao bão tố phong ba giặc giã, cây vẫn vượt qua muôn vàn thử thách, sừng sững uy nghi gần gũi thân thương. Chứng kiến các thế hệ sinh ra, lớn lên, chết đi, cây đều ngậm ngùi, sẻ chia hàng thế kỷ.

Có những biểu tượng thiên nhiên trở thành linh hồn của một vùng quê, xung quanh các biểu tượng đó người ta còn thêu dệt nhiều chuyện thần bí, linh thiêng.

Ở làng Đông Cao, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định có hai cây gạo hàng trăm năm tuổi đứng sóng đôi trước cổng chùa làng Đông Cao.

Theo một số cụ cao niên, hai cây gạo đã có từ khi dựng ngôi chùa này ngót 300 năm. Các cụ lớn lên đã thấy hai cây gạo to ba người ôm không xuể. Cứ vào cuối tháng 3 âm lịch hằng năm, hoa gạo đốt lửa đỏ rực. Dân làng rất tự hào về hai cây gạo to lớn nhất vùng này.

Cuối năm 2010 một điều làm cho dân làng quan tâm, lo lắng. Một trong hai cây gạo bỗng dưng héo hon, rụng lá và không trổ hoa nữa. Cả làng tìm cách cứu chữa nhưng không thành. Dân làng đưa sự việc lên chính quyền, cán bộ xã cũng rất quan tâm vấn đề này nhưng bất lực.

Cây gạo đã gắn với họ bao nhiêu kỷ niệm thiêng liêng giờ đang chết dần. Lãnh đạo xã đưa vấn đề này lên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát.

Hiểu được nỗi lòng người dân, ông Cao Đức Phát đã chỉ thị cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cử chuyên gia về ngay thôn Đông Cao để xem xét tình hình. Viện đã cử các chuyên gia đầu ngành trực tiếp khám và cứu chữa.

Tình hình nghiêm trọng và họ hết sức băn khoăn và chưa có cách chữa trị hữu hiệu. Viện đã mời ông Arbor Carbon Paul Barber, tiến sỹ lâm nghiệp, người Úc cùng tham gia cứu chữa.

Gần một năm thăm khám cho cây, các chuyên gia thấy rằng, cây đã bị sâu đục, thâm nhập quá nặng, không thể cứu chữa. Cây đã chết từ bên trong và những tổn thương không thể phục hồi.

Qua nhiều lần bơm thuốc nhưng số lượng sâu quá nhiều và rải khắp thân cây, không thể diệt hết. Đành bó tay, cây gạo đã chết và phải đốn hạ một năm sau. Cây gạo còn lại cũng chết theo, mang bao kỷ niệm vui buồn của làng Đông Cao mà cây đã từng chứng kiến.

Thương xót trước cây thiêng của làng đã phải hạ xuống, các chuyên gia lâm nghiệp (đặc biệt là ông Paul) có ý tưởng, muốn cho cái chết của cây gạo có ý nghĩa, họ đề nghị Hội Mỹ thuật Việt Nam mời các nghệ sĩ điêu khắc biến thân cây gạo thành các tác phẩm nghệ thuật. Cây gạo chết đi sẽ được tái sinh vào đời sống mới - các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc.

Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức phát động trại Điêu khắc gỗ mùa hè 2015 từ thân cây gạo.

Qua hơn 3 tuần lao động miệt mài, dưới thời tiết nóng nực, các nghệ sỹ đã ngày đêm suy tư và đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm điêu khắc, sinh động và ấn tượng từ thân cây gạo. Mỗi tác giả, bằng tình yêu và tài năng của mình đã sáng tạo ra những tác phẩm điêu khắc có giá trị.

Hôm nay, ngày 1/6/2015, tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp khai mạc phòng triển lãm trưng bày những tác phẩm điêu khắc, nhiều ý nghĩa nhân văn này.

Từ thân gỗ khô mục và tưởng như bỏ đi đã được bàn tay tài hoa của các nghệ sỹ tái sinh thành đời sống mới, đời sống nghệ thuật.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm