| Hotline: 0983.970.780

Chuyện của Quang Tèo

Thứ Ba 11/03/2014 , 13:35 (GMT+7)

Nói đến những vai diễn người nông dân, Quang Tèo tâm sự, chưa bao giờ anh thấy ân hận vì đã chọn người nông dân làm hình tượng cho các vai diễn của mình.

Sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều là nông dân, quê của Quang Tèo trước thuộc làng Vòng nay là Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội). Đây chính là lý do để Quang Tèo có được kiến thức, vốn sống để diễn các vai nông dân “ngọt” đến vậy.

Hồi Quang Tèo còn bé, khu Dịch Vọng Hậu vẫn bạt ngàn đồng ruộng. Do nhà nghèo nên đêm đến cậu bé Quang lại xách giỏ và đèn soi cá đi khắp cánh đồng bắt nhái, tìm ếch. Nếu bắt được ếch sẽ làm thịt để cả nhà ăn, còn những con nhái đem nấu cám cho lợn.

Quang Tèo luôn nhận mình là một nông dân chính hiệu.

Sự nghiệp trở thành diễn viên với NSƯT Tiến Quang đến tình cờ trong một lần anh vô tình đi qua Khu văn công (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) gặp 2 bạn học từ trong đó đi ra.

Thấy vậy, anh mới tếu táo: Mặt mũi thế kia mà cũng dám mò vào Khu văn công mới kinh chứ!

Hai người bạn xấu hổ bảo: Vừa vào trong Nhà hát Chèo tuyển và trúng rồi, Quang hát tốt thế chắc sẽ trúng đấy!

"Ngày xưa mình nghĩ vào văn công xa vời lắm. Nghe bạn nói ngon ngọt thế nên mình cũng vào tuyển rồi trúng, ba đứa đi về vui lắm. Hồi xưa còn nghèo khổ, năm 1979, lúc ấy đi thi đã biết chèo là gì đâu, cô dạy cho một làn điệu chèo, 3 anh em cứ thế về tập với nhau rồi vào thi. Đến vòng thi cuối cùng, 2 anh bạn kia thi trượt, cuối cùng chỉ còn lại mình", NSƯT Tiến Quang nhớ lại.

Khi chúng tôi thắc mắc tại sao anh không chọn chính kịch mà lại gắn bó với hài kịch, đặc biệt là hài liên quan tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn? Nở nụ cười hóm hỉnh mà khán giả vẫn thường thấy, NSƯT Tiến Quang chia sẻ: Nguyên do là khuôn mặt mình mộc mạc, hóm hỉnh. Quan niệm của mình là muốn diễn những vở kịch hài hước cho khán giả xem sau một ngày làm việc vất vả, để họ có thể thư giãn, tạo niềm vui giúp nhẹ nhàng đầu óc.

Quang Tèo tên thật là NSƯT Nguyễn Tiến Quang, sinh năm 1962, hiện đang mang quân hàm thượng tá, thuộc biên chế của Nhà hát Kịch Quân đội. Anh đang sống cùng gia đình tại căn hộ khá khang trang tại đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội).

Để có được thành công này, NSƯT Tiến Quang luôn biết ơn đạo diễn, NSND Khải Hưng. Chính đạo diễn Khải Hưng đã ghép Quang Tèo với Giang Còi thành một cặp ăn ý. Trước đây, còn có "Trưởng thôn" Văn Hiệp, họ là bộ ba không thể thiếu trong chương trình "Gặp nhau Cuối tuần" của VTV.

"Thỉnh thoảng có bà con nông dân gặp mình cứ hỏi sao anh bị thằng Giang Còi bắt nạt suốt thế? Mình đùa lại rằng: Giang Còi nó còi hơn nên nó phải láu cá hơn mới tồn tại được, mình to hơn nó nên phải ngố hơn, chứ mình to thế này mà lại khôn thì Giang Còi sẽ chết với mình".  NSƯT Tiến Quang chia sẻ về mối lương duyên với nghệ sĩ Giang Còi.

Nói đến những vai diễn người nông dân, NSƯT Tiến Quang tâm sự, chưa bao giờ anh thấy ân hận vì đã chọn người nông dân làm hình tượng cho các vai diễn của mình. Những kỷ niệm mỗi lần đi diễn được bà con, từ cụ già đến trẻ em, yêu mến chính là động lực to lớn để anh say mê với nghề hơn.

“Mỗi chuyến đi quay ở các vùng nông thôn là một kỷ niệm vui. Từ trẻ con đến người già, họ ra bắt tay, ôm mình; có cụ không còn cái răng nào, cười chỉ toàn lợi, tuổi rất lớn cũng nhận ra mình. Họ rất vui mừng, mời mình vào uống nước, mời bắp ngô, củ sắn, củ khoai nướng... Mình chuyên đóng vai nông dân nên đến với bà con như đến với người nhà vậy. Dù đi tận Hà Tĩnh, Quảng Bình tới Lai Châu, Hà Giang... mình vẫn được bà con yêu quý". Quang Tèo vừa kể chuyện vừa cho tôi xem những bức ảnh anh chụp cùng bà con nông dân sau mỗi chuyến lưu diễn.

Để có thể yên tâm đi diễn xa dài ngày, chắc hậu phương của anh phải vững chắc lắm? tôi hỏi. NSƯT Tiến Quang cho biết, anh lập gia đình khá muộn; hiện anh có 2 con (sinh đôi một trai một gái, năm nay 11 tuổi). Do vợ sinh đôi, phải nuôi con vất vả nên bà xã Quang Tèo từ lúc sinh đến giờ chỉ ở nhà chăm 2 con nên kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào đồng lương bộ đội và những lần đi diễn của anh.

Nói về vợ, Quang Tèo bảo, anh vẫn hay thường gọi bà xã mình là Cám. Tuy nhiên, cô Cám của anh Quang Tèo là một người phụ nữ hiền lành, đảm đang, nhẫn nại, dù không phải diện “sắc nước nghiêng thành” nhưng chính tấm lòng bao dung và sự hi sinh vì chồng con của chị là điều khiến anh luôn trân trọng.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm