| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai:

Chuyển diện tích cao su kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác

Thứ Sáu 12/10/2018 , 13:35 (GMT+7)

UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản đề nghị, đã được Chính phủ đồng ý đề xuất của Bộ NN- PTNT, cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi các diện tích cao su bị chết hoặc kém phát triển sang trồng các loại cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp và cây công nghiệp.

Theo đó, "các diện tích cao su bị chết, kém phát triển chuyển đổi sang cơ cấu cây trồng khác phải nằm trong diện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn (2016- 2020) của tỉnh Gia Lai được Chính phủ phê duyệt. Sau khi chuyển đổi các diện tích cao su sang trồng cây trồng khác, chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế theo đúng qui định"- ông Vũ Ngọc An- Phó GĐ Sở NN- PTNT Gia Lai, cho biết.

Cũng theo ông An thì, các doanh nghiệp có diện tích cao su bị chết hoặc kém phát triển, khi chuyển đổi sang cây trồng khác phải dựa trên cơ sở các loại cây trồng này đã được trồng thử nghiệm và đã thành công, đồng thời đã được phê duyệt theo từng dự án.

Trước đó, từ năm 2008- 2011, thực hiện dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, tỉnh Gia Lai đã phê duyệt 44 dự án cho 16 doanh nghiệp trồng cao su với tổng diện tích hơn 32.000 ha (trong đó đất có rừng hơn 29.000 ha, đất chưa có rừng hơn 3.200 ha). Hiện các đơn vị đã triển khai trồng hơn 25.000 ha cao su theo dự án, tuy nhiên có tới gần một nửa (hơn 12.000 ha) bị chết và kém phát triển.

Việc chuyển đổi các diện tích cây cao su bị chết, kém phát triển sang trồng các loại cây trồng khác là rất cần thiết. Ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môi trường, còn duy trì quỹ đất lâm nghiệp để phát triển rừng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất