| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải linh hoạt

Thứ Sáu 17/01/2014 , 12:49 (GMT+7)

“Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất là xu thế tất yếu; cũng là một trong những con đường đảm bảo cho người dân vừa ổn định thu nhập vừa làm giàu chính đáng”.

“Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất là xu thế tất yếu; cũng là một trong những con đường đảm bảo cho người dân vừa ổn định thu nhập vừa làm giàu chính đáng”.

Đó là chia sẻ của ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), sau khi đọc loạt bài “Không cho đất nghỉ” của NNVN.

Gắn với thị trường

Theo ông Định, để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, và lĩnh vực trồng trọt nói riêng thì chuyển đổi cơ cấu cây trồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc chuyển đổi này phải dựa vào lợi thế của từng vùng và xác định kỹ lưỡng thị trường tiêu thụ của nông sản. Chỉ khi nào hoạt động SX của người nông dân gắn với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó hình thành nên một chuỗi khép kín, thì sự chuyển đổi ấy mới mang tính bền vững.

Thị trường nông sản của nước ta được chia ra làm hai loại: Xuất khẩu và nội địa. Ở nước ta, có những vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng chỉ phục vụ thị trường nội địa nhưng vẫn làm rất tốt, rất hiệu quả. Ví dụ như những vùng chuyên trồng dưa đông hàng hoá sau vụ lúa hè thu ở Thái Bình với diện tích 200 - 300 ha. Nông dân không cần chở hàng hoá đi đâu bán, mà tư thương họ kéo về cân ngay tại đồng ruộng.

Và cũng có không ít vùng chuyên SX phục vụ cho thị trường XK hiệu quả cao. Tuy nhiên, thị trường XK nông sản của nước ta chủ yếu vẫn thông qua con đường tiểu ngạch và phụ thuộc vào Trung Quốc. Mà thị trường Trung Quốc lại chứa đựng đầy rủi ro cao theo kiểu “bảy nổi ba chìm”. Lúc mở cửa thì giá tăng vùn vụt, hàng vào ào ào, nhưng khi phía bạn ngừng nhập, lập tức giá cả của mặt hàng ấy chìm xuống tận đáy.

Do đó sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải mang tính chất cơ động và linh hoạt. Nông dân không nên tự phát chuyển đổi theo tư duy “ăn xổi”, nhưng cũng không được trì trệ, chậm chuyển đổi khi những cây trồng truyền thống không còn cho thu nhập cao.

Nông dân Việt Nam có phẩm chất rất tốt, đó là giỏi SX, có thể tạo ra một lượng hàng hoá lớn. Nhưng khâu tiêu thụ lại dựa vào đội ngũ tư thương làm trung gian, sau đó mới đến những doanh nghiệp lớn.

Khai thác tối đa lợi thế vụ đông

Miền Bắc nước ta có lợi thế lớn để phát triển vụ đông, góp phần tăng thu nhập, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Từ tập đoàn các giống ngô, đậu, khoai cho đến các loại rau, củ, quả như ớt, bí xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt… đều có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong những tháng chính đông.

Trong khi đó, vào thời điểm này, nhiều tỉnh của Trung Quốc bị bao phủ bởi tuyết trắng. Các mặt hàng về rau, củ, quả, cực kỳ khan hiếm. Nói như vậy để thấy, cơ hội XK nông sản với giá trị hàng hoá cao của nước ta là rất lớn. Vấn đề cốt yếu nhất là chúng ta phải có sự kết nối và kéo được doanh nghiệp tham gia, SX một cách bài bản theo chuỗi khép kín từ SX, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

Trên thực tế, chúng ta đã làm vụ đông từ hàng chục năm trước. Ví dụ có thời điểm chúng ta làm ngô bầu, khoai tây trên đất hai lúa… Nhưng chúng ta làm vụ đông theo kiểu kế hoạch, phong trào; làm để báo cáo thành tích là chính. Còn bây giờ, nông dân họ tự nguyện làm vụ đông nhờ hạch toán được lợi nhuận và giá trị hàng hoá mà cây trồng đem lại.

Nhiều tỉnh có những mô hình cho hiệu quả kinh tế rất cao, thu nhập từ 1 vụ đông bằng 3 - 4 vụ lúa cộng lại. Ví dụ như mô hình ớt sớm ở Quỳnh Phụ, Thái Bình với diện tích khoảng 1.400 ha. Ớt tiêu thụ một phần nội địa, một phần qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc và một phần dùng để chế biến tương ớt, ớt khô. Dù giá ớt có thời điểm xuống thấp chỉ còn 8.000 - 9.000 đồng/kg thì nông dân vẫn lãi hơn là trồng lúa.

Và diện tích ớt của địa phương này liên tục gia tăng từ 600 ha lên hàng ngàn ha. Cách làm của nông dân cũng rất sáng tạo. Họ tự điều tiết cơ cấu mùa vụ dựa trên những phân tích, đánh giá đúng về thị trường. Tại thời điểm thu hoạch ớt trà sớm, giá cao ngất ngưởng, nhưng lúc rộ lại xuống rất thấp. Muốn bán được giá cao, nhiều nông dân phải hi sinh một vụ lúa hè thu, đất bỏ hoang mấy tháng.

Nhưng hiện nay, họ nghĩ ra cách trồng lúa chét để không cho đất nghỉ. Mà lúa chét theo hạch toán lợi nhuận lại hiệu quả hơn cả trồng vụ lúa mới. Vì thế, họ gặt hái được thành công trên cả hai phương diện. Hay, mô hình trồng cà rốt ở Cẩm Giàng, Hải Dương cũng cho giá trị thu nhập 300 - 400 triệu/ha. Và nông dân xung quanh vùng ấy rất giàu. Từ trồng trên đất bãi, diện tích trồng cà rốt lấn vào cả đất lúa...

“Muốn tái cấu trúc ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với xây dựng NTM, thì vấn đề cơ bản, quan trọng hơn bao giờ hết là phải nâng cao thu nhập cho người nông dân. Để làm được điều đó, phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương là hướng đi hiệu quả nhất”, ông Định cho biết.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.