| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng xanh

Thứ Ba 19/03/2024 , 18:38 (GMT+7)

Chiều 19/3, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Bộ Chính sách Tự nhiên và Nitơ Hà Lan tổ chức chương trình hợp tác 'Cùng hướng tới hệ thống thực phẩm bền vững'.

Chia sẻ tại chương trình, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, ngành nông nghiệp Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Năm 2023, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt hơn 53 tỷ USD. Để vượt qua những thách thức, Việt Nam đã cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và bao hàm các yếu tố mới như tự do hóa thương mại, biến đổi khí hậu, đổi mới sáng tạo, kiểm soát thất thoát và lãng phí lương thực.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Việt Nam mong muốn hợp tác với Hà Lan và các bên đẩy mạnh chuyển đổi hệ thống LTTP theo hướng xanh, ít phát thải và bền vững. Ảnh: Trung Quân.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Việt Nam mong muốn hợp tác với Hà Lan và các bên đẩy mạnh chuyển đổi hệ thống LTTP theo hướng xanh, ít phát thải và bền vững. Ảnh: Trung Quân.

Đồng thời, thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; sáng kiến giảm phát thải khí mê tan toàn cầu; tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất; tuyên bố Emirates về nông nghiệp bền vững, hệ thống lương thực, thực phẩm (LTTP) có khả năng chống chịu và hành động vì khí hậu…

Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm tới mối quan hệ chặt chẽ giữa các quốc gia và các tác nhân trong hệ thống LTTP nhằm tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong toàn hệ thống. Việc này sẽ giúp Việt Nam làm tốt hơn công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng ở các vùng nông thôn, dân tộc thiểu số, nhóm người dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để Việt Nam xem xét, định hướng chính sách, tối ưu hóa các nguồn lực đầu tư, thu hút hỗ trợ công cho ngành nông nghiệp nhằm kết nối, phát triển các chuỗi giá trị nông sản chủ lực của Việt Nam theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững.

Bộ trưởng cũng đề nghị, hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam đang triển khai kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030; triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030; sáng kiến Một sức khỏe và nhiều chương trình đề án quan trọng khác.

Bà Christianne van der Wal, Bộ trưởng Bộ Chính sách Tự nhiên và Nitơ Hà Lan, cho rằng, trong bối cảnh mới, hai nước phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác sâu rộng hơn nữa trong các lĩnh vực của nông nghiệp. Ảnh: Trung Quân.

Bà Christianne van der Wal, Bộ trưởng Bộ Chính sách Tự nhiên và Nitơ Hà Lan, cho rằng, trong bối cảnh mới, hai nước phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác sâu rộng hơn nữa trong các lĩnh vực của nông nghiệp. Ảnh: Trung Quân.

Trải qua 50 năm xây dựng và vun đắp, quan hệ Việt Nam và Hà Lan tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư, thương mại, nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu. Với quỹ đất hạn chế, Hà Lan đã tập trung áp dụng các biện pháp thâm canh cao, tiên tiến, tạo ra năng suất cao gấp nhiều lần năng suất bình quân trên thế giới. Tốc độ phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp của Hà Lan được xếp vào top những quốc gia hàng đầu trên thế giới.

Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam mong muốn hợp tác với Hà Lan và các bên trên nhiều lĩnh vực: Thứ nhất, đẩy mạnh chuyển đổi hệ thống LTTP theo hướng xanh, ít phát thải và bền vững. Chú trọng sản xuất nông nghiệp sinh thái, thuận thiên, tuần hoàn, phát triển kinh tế nông thôn, áp dụng cách tiếp cận một sức khỏe, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học.

Thứ hai, đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp không chỉ phục vụ sản xuất mà còn phục vụ phát triển kinh tế nông thôn; phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, xem xét lồng ghép bình đẳng giới, củng cố và tăng cường vai trò của các hộ sản xuất nông nghiệp; lan tỏa phong trào hợp tác xã nông nghiệp hiệu quả, thực chất; thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân trong đầu tư và nhân rộng mô hình hợp tác công tư trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Hai Bộ trưởng ngành nông nghiệp thực hiện nghi thức trao quyền cho thế hệ trẻ tiếp tục xây dựng hệ thống LTTP bền vững. Ảnh: Trung Quân.

Hai Bộ trưởng ngành nông nghiệp thực hiện nghi thức trao quyền cho thế hệ trẻ tiếp tục xây dựng hệ thống LTTP bền vững. Ảnh: Trung Quân.

Thứ ba, xây dựng và cân đối mảng thực phẩm quốc gia làm cơ sở định hướng sản xuất, phân phối; tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức luyện tập, tạo thói quen ăn uống lành mạnh, tiêu dùng tiết kiệm, giảm thất thoái và lãng phí LTTP, thúc đẩy tiêu dùng xanh, bền vững.

Thứ tư, thúc đẩy liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong nước và xuyên biên giới.

Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ thông tin nhằm thúc đẩy thương mại, an ninh lương thực thông qua cân đối cung cầu, ổn định và dài hạn; tăng cường hoạt động phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, hợp tác cảnh báo sớm thiên tai, dịch bệnh, đẩy mạnh hợp tác Nam-Nam và 3 bên.

Bà Christianne van der Wal đánh giá, hiện tại Hà Lan đang nỗ lực tiến hành nhiều hoạt động khác nhau liên quan tới sản xuất, phân phối, xuất khẩu nông sản. Trong đó, hàng triệu nông hộ và doanh nghiệp đang có sự điều chỉnh theo hướng hợp tác với nhau để xây dựng hệ thống thực phẩm có tính ứng phó, chống chịu tốt hơn với các thách thức.

Trong nhiều thập kỷ, Hà Lan và Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với nhau trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, đòi hỏi hai nước phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác sâu rộng hơn nữa trong các lĩnh vực và trao quyền cho thế hệ trẻ xây dựng hệ thống LTTP bền vững. Sự tham gia của lực lượng trẻ minh chứng cho sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, chúng ta không chỉ cam kết trên giấy mà phải chuyển thành những hành động cụ thể, thiết thực. Trong đó, dành thêm các nguồn lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu những bộ giống có chất lượng, năng lực ứng phó, chống chịu tốt hơn với điều kiện cực đoan.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

2 người ở Hà Giang bị thương do thiên tai

Mưa lớn kèm gió lốc đêm 4, ngày 5/5 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã khiến 2 người bị thương và 378 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.