| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi số để hướng đến đô thị thông minh, hiện đại, bền vững

Thứ Hai 02/12/2024 , 18:05 (GMT+7)

Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024 được tổ chức với chủ đề ‘Đô thị thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững’.

Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - châu Á 2024 với chủ đề 'Đô thị thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững' được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 2 và 3/12. 

Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - châu Á 2024 với chủ đề "Đô thị thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững" được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 2 và 3/12. 

Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - châu Á 2024 với chủ đề "Đô thị thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững" được tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp công nghệ và chiến lược quản lý hiện đại. Sự kiện tập trung hỗ trợ các thành phố trong việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ thông minh và hướng đến sự bền vững cho cộng đồng.

Hội nghị được tổ chức với 8 phiên toàn thể và chuyên đề: Đô thị thông minh - kinh tế số - phát triển bền vững; thành phố thông minh - quản trị, điều hành thành phố linh hoạt dựa trên dữ liệu; giải pháp, hạ tầng, nền tảng số thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững; chiến lược công nghiệp bán dẫn: Động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội…

Trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Thành phố thông minh, Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo tương lai (VietFuture) - Giải thưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho sinh viên và Ngày Công nghệ thông tin Nhật Bản (Japan ICT Day), triển lãm và các hoạt động kết nối giao thương nhằm xúc tiến hợp tác ở nhiều cấp độ, mở ra cơ hội kết nối tốt giữa các doanh nghiệp với nhà nước, các doanh nghiệp trong nước với các tổ chức quốc tế…

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, hội nghị không chỉ là một sự kiện trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 2024 mà còn là diễn đàn lớn để thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ nhằm xây dựng tương lai đô thị hiện đại, bền vững.

Chủ đề xuyên suốt của hội nghị phản ánh tầm nhìn chiến lược của Hà Nội và các địa phương với ba mục tiêu trọng tâm là đô thị thông minh, kinh tế số và phát triển bền vững. Đây là cơ hội để các lãnh đạo, chuyên gia và doanh nghiệp công nghệ cùng hợp tác tìm kiếm giải pháp trong các lĩnh vực quan trọng như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh, năng lượng sạch và môi trường bền vững.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay 54 địa phương tại Việt Nam đã triển khai các dự án liên quan đến đô thị thông minh, tập trung vào các lĩnh vực như giao thông, môi trường, y tế và hành chính. Tuy nhiên, chỉ khoảng 30% dự án đạt được mức tích hợp dữ liệu liên ngành.

Tính đến tháng 12/2023, cả nước có 902 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42,7%, ngang tầm mức trung bình của khu vực châu Á. Hà Nội đang tiếp tục triển khai Đề án "Xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030." Đề án đặt ra các mục tiêu rõ ràng, bao gồm phát triển Thủ đô theo hướng "Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại."

Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, Thành phố đang tập trung vào các nhiệm vụ chi tiết như hoàn thiện cơ chế chính sách, phát triển hạ tầng dữ liệu tích hợp và xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả. Đồng thời, Hà Nội chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị thông minh trong tương lai.

Theo đó, Đề án bao gồm: Kết hợp tư duy toàn cầu, giải pháp địa phương, hành động Hà Nội; thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động; phát huy tối đa nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của Thủ đô; hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách phát triển thành phố thông minh; đổi mới phương pháp quy hoạch đô thị thông minh; ưu tiên hạ tầng thông tin thông minh; xây dựng hạ tầng dữ liệu tích hợp, chia sẻ, dùng chung, hạ tầng kết nối đồng bộ; hội nhập quốc tế, học tập kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh.

Xem thêm
Thành phố Trung Quốc nhập gần nửa triệu tấn sầu riêng Việt Nam

Sầu riêng chiếm phần lớn trong số hơn 700.000 tấn nông sản Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc qua TP. Sùng Tả, Quảng Tây.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Greenfeed được vinh danh nhờ chuyển đổi xanh trong sản xuất nông nghiệp

Greenfeed được gọi tên trong tốp 100 doanh nghiệp bền vững năm thứ ba liên tiếp, nhờ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn ứng dụng trong mọi hoạt động sản xuất. 

Hà Nội: Dự kiến tổ chức đấu giá hơn 7.000m² đất tại quận Long Biên

Hà Nội giao 9.989,5m² đất tại phường Thượng Thanh cho quận Long Biên để chỉnh trang hạ tầng, đấu giá và xây đường giao thông.