| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi số hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh

Chủ Nhật 03/11/2024 , 18:00 (GMT+7)

Tỉnh Bắc Kạn thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới với 3 trụ cột là chính quyền số, chủ thể kinh tế số, xã hội số ở khu vực nông thôn.

HTX Yến Dương (huyện Ba Bể) ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bán hàng. Ảnh: Sơn Lâm. 

HTX Yến Dương (huyện Ba Bể) ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bán hàng. Ảnh: Sơn Lâm. 

Tháng 10/2023, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành kế thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

Sau hơn 1 năm triển khai, hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã, dần hoàn thiện dịch vụ công toàn trình và toàn trình một phần ở cấp xã, nhờ đó đã phục vụ tốt hơn cho nhân dân, doanh nghiệp.

Các xã được đầu tư nâng cấp hạ tầng viễn thông bảo đảm phủ sóng 100% mạng 4G và internet băng rộng, cán bộ, công chức được bổ sung máy móc đảm bảo theo yêu cầu thực tiễn. Đến nay, tất cả các xã đã thành lập được tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, gần 1.300 thôn có tổ công nghệ số cộng đồng.

Chính quyền các địa phương từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành ở cấp xã, đặc biệt là quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường.

Hệ thống chính trị cũng đã tăng cường áp dụng công nghệ số trong công tác quản lý, tổ chức triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chú trọng ứng dụng công nghệ số trong thông tin, đào tạo và tập huấn, ứng dụng phần mềm quản lý lập kế hoạch, thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tỉnh Bắc Kạn cũng đã đầu tư mạnh mẽ phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn, coi đây là 1 trong 3 trụ cột của quá trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Cuối năm 2023, tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ Hợp tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao Thành Đạt (huyện Ngân Sơn) và Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Toàn Dân (huyện Chợ Đồn) triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh.

Theo đó, 2 hợp tác xã được đầu tư hệ thống điều khiển trung tâm gắn kết với hệ thống tưới, hệ thống chiếu sáng, hệ thống kiểm soát nhiệt độ, sử dụng công nghệ điện toán đám mây kết nối các thiết bị đầu cuối xuyên suốt quá trình trồng trọt. Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn cũng tăng cường tập huấn năng lực tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

Đến nay, nhiều chủ thể là các hợp tác xã, chủ cơ sở tại Bắc Kạn đã ứng dụng công nghệ số mức độ cao trong quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.

Cán bộ tỉnh Bắc Kạn quyên góp ủng hộ chương trình phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trên địa bàn tỉnh. Ảnh: NT. 

Cán bộ tỉnh Bắc Kạn quyên góp ủng hộ chương trình phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trên địa bàn tỉnh. Ảnh: NT. 

Năm 2023, tỉnh Bắc Kạn thực hiện thí điểm chương trình hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường, ưu tiên hộ nghèo, cận nghèo chưa có điện thoại thông minh.

Đầu năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn cấp phát 375 chiếc điện thoại thông minh (nguồn từ Chương trình MTQG) cho người có uy tín trên địa bàn các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Mới. 

Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn cũng huy động nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ điện thoại thông minh cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số ở vùng nông thôn.

Thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục xây dựng các mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh theo lĩnh vực nổi trội để tập trung chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện. Xây dựng mô hình nông thôn thông minh đáp ứng các tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Bắc Kạn.

Thực tế cho thấy, chuyển đổi số đã từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Sản phẩm OCOP đặc trưng Huế đến với người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 60 sản phẩm OCOP như: Gia vị bún bò Huế, nước mắm cá nục truyền thống Thuận An - Huế, Trà cung đình, sản phẩm tinh dầu NeO... đã tiếp cận người tiêu dùng.