| Hotline: 0983.970.780

Sớm ban hành tiêu chuẩn để hợp đồng điện tử được bên thứ ba chấp nhận

Thứ Ba 15/10/2024 , 16:01 (GMT+7)

Chi phí cao, thủ tục phức tạp, sự chấp nhận hạn chế từ các bên thứ ba (cơ quan thuế, ngân hàng…) vẫn là rào cản đáng kể với thương mại điện tử.

Bà Oanh cho biết, thương mại điện tử giữ tốc độ tăng trưởng ấn tượng 25% trong năm 2023. Ảnh: MOIT.

Bà Oanh cho biết, thương mại điện tử giữ tốc độ tăng trưởng ấn tượng 25% trong năm 2023. Ảnh: MOIT.

Ngày 15/10, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử, với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn”.

Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh cho biết, trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động không ngừng, khả năng linh hoạt và sẵn sàng chuyển đổi là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

"Thương mại điện tử đã và đang trở thành động lực chủ chốt trong nền kinh tế số, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 25% trong năm 2023 và dự kiến sẽ chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025. Quá trình này không chỉ mở ra cơ hội lớn mà còn thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và đạt những bước tiến quan trọng", bà Oanh nói.

Theo bà Oanh, giao kết hợp đồng trên môi trường điện tử là một trong những vấn đề mấu chốt của quy định pháp luật về giao dịch điện tử, được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong nước cũng như quốc tế.

Tại Việt Nam, 11 tổ chức đã cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (gọi tắt là CeCA) như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNPAY... Vai trò của những tổ chức này là đảm bảo kỹ thuật để quá trình ký kết hợp đồng điện tử trên môi trường trực tuyến diễn ra an toàn.

Các tổ chức CeCA sẽ cung cấp một hạ tầng số giúp doanh nghiệp, người dân sử dụng hợp đồng điện tử được bảo vệ bởi các công nghệ xác thực và tin cậy, đồng thời hỗ trợ các bên thứ 3 như cơ quan thuế, ngân hàng, tổ chức tài chính và cơ quan giải quyết tranh chấp thực hiện các nghiệp vụ liên quan.

Tính đến hết tháng 8/2024, gần 500.000 hợp đồng điện tử đã được chứng thực, với sự tham gia của gần 50.000 doanh nghiệp.

Coi kết quả này như minh chứng cho sự phát triển, Cục trưởng Lê Hoàng Oanh khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan quản lý, các tổ chức liên quan cùng tham gia xây dựng một hệ sinh thái số bền vững. Thông qua diễn đàn ngày 15/10, bà Oanh mong muốn được lắng nghe thêm về những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số toàn trình cho doanh nghiệp, cụ thể là giao kết hợp đồng.

Các bên liên quan cùng ký cam kết hợp tác thúc đẩy ứng dụng hợp đồng điện tử trong chuyển đổi số. Ảnh: MOIT.

Các bên liên quan cùng ký cam kết hợp tác thúc đẩy ứng dụng hợp đồng điện tử trong chuyển đổi số. Ảnh: MOIT.

Ông Đỗ Quang Yên, đại diện Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC cho rằng, hợp đồng điện tử đóng vai trò “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia, từ khách hàng, đối tác đến quản lý nội bộ.

Vai trò chữ ký số và định danh xác thực cũng được ông Nguyễn Đăng Triển, đại diện Viettel Telecom nhắc đến. Theo ông, khi việc ký kết trên môi trường điện tử càng trở nên phổ biến thì quá trình cấp phép, từ những tổ chức uy tín, sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đặc biệt khi chữ ký số có đính kèm cả dấu thời gian và định danh eKYC tại thời điểm.

"Nếu đảm bảo được những yếu tố này, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân tham gia ký kết trên môi trường điện tử đều có thể yên tâm hơn cả bản giấy truyền thống", ông Triển bày tỏ. 

Tại Diễn đàn, các doanh nghiệp tham gia đều đồng thuận rằng, cần đẩy mạnh hơn nữa các chính sách liên quan đến hợp đồng điện tử để giải quyết những khó khăn thực tế. Các vấn đề như chi phí cao, thủ tục phức tạp, và sự chấp nhận hạn chế từ các bên thứ ba (cơ quan thuế, ngân hàng…) vẫn là rào cản đáng kể.

Trên cơ sở đó, doanh nghiệp mong muốn Chính phủ và các cơ quan chức năng sớm ban hành các văn bản liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật để hợp đồng điện tử có thể được chấp nhận bởi bên thứ ba cũng như tăng cường sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để hợp đồng điện tử trở thành công cụ giao dịch phổ biến.

Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh mà còn thúc đẩy sự minh bạch, an toàn trong các giao dịch, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững trong môi trường kinh tế số.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài cuối] Các nước xoay xở ra sao?

Giá thịt lợn biến động, nhiều quốc gia triển khai chiến lược điều chỉnh đàn, phát triển vacxin - những bài học đáng tham khảo cho ngành chăn nuôi Việt Nam.

Cùng sinh viên kiến tạo con đường nông nghiệp hạnh phúc

THÁI NGUYÊN Ngày 2/4, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Tân Long với nhiều nội dung nội dung quan trọng, hỗ trợ sinh viên phát triển.

Ông Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Mới đây, tại TP.HCM, Vietravel Airlines tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2025.

39% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.HCM vẫn ‘khát vốn’

TP.HCM Quý I/2025, có tới 39% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu vốn kinh doanh, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì và mở rộng hoạt động.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.

Bình luận mới nhất