| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi số để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh

Chủ Nhật 29/01/2023 , 14:09 (GMT+7)

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp.

DSC_5781

Nông dân ở Đồng Tháp mạnh mẽ tham gia chuyển đổi số để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh ở địa phương. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hình thành làng nông thôn mới thông minh

Đây là chương trình góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Đây là một trong những mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025.

Các nhiệm vụ, giải pháp được tỉnh xác định, đó là tiếp tục đẩy mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho các cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư, đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên các nền tảng công nghệ số.

Xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn, tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới, là 3 nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện trong kế hoạch này.

Về xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng phục vụ chuyển đổi số nông thôn.

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng internet không dây (wifi) miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn.

Bên cạnh đó, còn thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Triển khai có hiệu quả đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.

Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục phát triển, triển khai các nền tảng xã hội số hiện có, ứng dụng sổ khám sức khỏe điện tử và các nền tảng số về nông nghiệp để thu hẹp khoảng cách số, đưa thông tin, dịch vụ hành chính công của tỉnh đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp khu vực nông thôn thông qua thiết bị di động thông minh.

Cùng với đó, nâng cao chất lượng và năng lực tiếp cận dịch vụ viễn thông của người dân, hạ tầng công nghệ để phát triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử…

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của đề án nhằm ứng dụng triệt để công nghệ thông tin công nghệ số để số hóa dữ liệu quản lý, hướng đến tự động hóa trong quy trình thu thập, xử lý, báo cáo, lưu trữ hệ thống dữ liệu ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ số để số hóa quy trình sản xuất an toàn, hình thành mạng lưới quan sát, quan trắc, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi. 

DSC_6440

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp là bước đột phá của tỉnh Đồng Tháp đang triển khai. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cũng xác định ứng dụng công nghệ số để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về thổ nhưỡng, đặc tính thích nghi của cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thông tin thị trường. Định hướng phát triển vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, an toàn, tuần hoàn gắn hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp.

UBND tỉnh Đồng Tháp đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 của đề án là 100% cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp quản lý được số hóa và cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân. Xây dựng 7 làng thông minh, 7 hội quán ứng dụng IoT vào sản xuất, có 15 - 20% hội quán, HTX có ứng dụng công nghệ số để truy xuất nguồn gốc, có hoạt động thương mại điện tử.

Hỗ trợ, tư vấn cho trên 60% nông dân biết ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) vào quy trình sản xuất, khai thác thông tin cung, cầu thông qua mạng Internet, cách thức quảng bá trực tuyến, mua bán trực tuyến nông sản.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát huy tiềm năng của các sản phẩm OCOP.