| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi số sẽ tạo ra 'nông dân số'

Chủ Nhật 31/03/2024 , 15:14 (GMT+7)

Chuyển đổi số đối với nông dân là sự thay đổi của người nông dân trong các quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dựa trên các phần mềm ứng dụng công nghệ số.

Ngày 30/3, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: Thực trạng quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nông dân gắn với chuyển đổi số quốc gia, đô thị hóa và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài K.X04.20/21-25 chia sẻ, mục đích của Hội thảo là tạo diễn đàn học thuật để các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong và ngoài Học viện thảo luận và tạo điều kiện để các thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ xin ý kiến các chuyên gia nhằm tìm ra các nút thắt trong triển khai các quan điểm, chính sách phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nông dân gắn với chuyển đổi số quốc gia, đô thị hoá và thích ứng với biến đổi khí hậu thời gian qua.

Toàn cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: Hưng Giang.

Toàn cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: Hưng Giang.

Đồng thời, nhằm đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp mới cho phát triển bền vững nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nông dân gắn với chuyển đổi số quốc gia, đô thị hoá và thích ứng với biến đổi khí hậu thời gian tới.

Cũng tại Hội thảo, TS. Nguyễn Minh Đức, Khoa Kinh tế và PTNT (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã chỉ ra những cơ hội và thách thức của nông dân trong quá trinh chuyển đổi số.

Theo nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cơ hội chuyển đổi số được mở ra nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có tính đột phá, nhất là công nghệ số với các trụ cột chính là công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, internet vạn vật, chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo.

GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Học viện, Chủ nhiệm đề tài K.X04.20/21-25 phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hưng Giang.

GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Học viện, Chủ nhiệm đề tài K.X04.20/21-25 phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hưng Giang.

Chuyển đổi số mang lại nhiều cơ hội nhưng quá trình chuyển đổi số cũng có nhiều khó khăn, thách thức, trong đó, khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi nhận thức; thứ hai là thách thức về thể chế liên quan đến việc thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ số, của môi trường thực – số; thách thức về công nghệ liên quan đến khả năng sáng tạo và làm chủ công nghệ số.

Được biết, Bộ NN-PTNT đã xây dựng Đề án chuyển đổi số của ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột chính: Chính phủ số, kinh tế nông nghiệp số và nông thôn số, nông dân số nhằm đạt mục tiêu triển khai chuyển đổi số nông nghiệp nhanh, đồng bộ và hiệu quả. Các chủ thể chuyển đối số gồm cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. 

Trong đó, chuyển đổi số sẽ tạo ra “nông dân số”, họ là những nông dân sử dụng công nghệ số trong quá trình sản xuất nông nghiệp của mình. Chuyển đổi số với nông dân là thay đổi tư duy sản xuất truyền thống của nông dân sang một nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm. Chuyển đổi số đối với nông dân là sự thay đổi của người nông dân trong các quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dựa trên các phần mềm ứng dụng công nghệ số và tham gia sâu rộng các sàn thương mại điện tử.

Cơ hội chuyển đổi số được mở ra nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có tính đột phá. Ảnh: Hưng Giang.

Cơ hội chuyển đổi số được mở ra nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có tính đột phá. Ảnh: Hưng Giang.

Chia sẻ tại Hội thảo, TS. Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp cho hay, để có được nền nông nghiệp bền vững thì cần triển khai các hoạt động sản xuất nông nghiệp vừa thích ứng với biến đổi khí hậu, vừa giảm phát thải khí nhà kính, đáp ứng mục tiêu cam kết với quốc tế về phát thải ròng bằng 0 vào 2050 cần các giải pháp chọn giống cây trồng vật nuôi thích ứng thay đổi thời tiết, chống chịu hạn, mặn, ngập lụt, thay đổi hệ thống cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu mới, thay đổi lịch thời vụ để né tránh khí hậu cực đoan và các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính như quản lý nước trong ruộng lúa, quản lý phân bón cho cây trồng, cải thiện thức ăn chăn nuôi, xử lý chất thải gia súc, quản lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm trồng trọt, áp dụng các thực hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ...

Xem thêm
Công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc

Ngày 20/11, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 cụm khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Quảng Nam sẽ là trung tâm sản xuất, cung ứng giống sâm Ngọc Linh

Mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Quảng Nam phấn đấu trồng 10.000ha sâm Ngọc Linh, phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Sóc Trăng ‘vướng’ phân định ranh giới quản lý khu vực biển

Việc phân định ranh giới quản lý khu vực biển đang ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vật liệu cát phục vụ thi công cao tốc của Sóc Trăng.