| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi trên 70 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả

Thứ Tư 03/11/2021 , 11:11 (GMT+7)

Từ đầu năm đến nay, tại ĐBSCL có trên 70 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả được nông dân chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác mang lại hiệu quả cao.

Theo Cục Trồng trọt, diện tích cây trồng, vật nuôi chuyển đổi trên đất lúa năm 2021 tại ĐBSCL ước đạt 70.927 ha. Việc chuyển đổi trên đất lúa giúp sử dụng nước tiết kiệm và mang lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa. Hệ số sử dụng đất tăng lên từ 1,5- 2,2 lần, tùy điều kiện của từng vùng. Trong đó, có trên 48.000 ha diện tích được chuyển đổi sang cây trồng hàng năm. Cây lâu năm gần 11.500 ha. Còn lại là nuôi trồng thuỷ sản.

Nông dân chuyển đổi đất ruộng sang trồng màu. Ảnh: Minh Đảm.

Nông dân chuyển đổi đất ruộng sang trồng màu. Ảnh: Minh Đảm.

Tại tỉnh Trà Vinh, trong 9 tháng năm 2021, nông dân đã chuyển đổi gần 1.890 ha đất trồng lúa kém hiệu quả, vườn tạp, đất trồng mía sang các loại cây khác và nuôi trồng thuỷ sản cho thu nhập bình quân từ 120 – 300 triệu đồng/ha/năm.

Theo ông Trần Văn Đồng, Phó Phòng NN-PTNT huyện Trà Cú, qua 4 vụ liên tiếp thua lỗ vì giá mía thấp, người trồng mía của địa phương đã quyết định “buông tay” loại cây trồng này. Trước đây, toàn vùng nguyên liệu mía hơn 5.000 ha, hiện tại, còn lại chưa đến 1.500 ha. Điều phấn khởi là đến nay hơn 2.850ha diện tích chuyển đổi đều cho thu nhập ổn định và khá cao.

Như trường hợp của gia đình ông Thạch Chính, ở xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú. Giá mía quá thấp, gia đình ông dành 2.000m2 để trồng các loại cỏ làm nguồn thức ăn chăn nuôi 4 con bò cái sinh sản. Ông Thạch Chính cho hay: Từ đầu năm đến nay, đàn bò lần lượt sinh sản được 4 bò con. Dự tính đến cuối năm nay, tiền bán bò con cũng được ít nhất 60 triệu đồng. So ra thu nhập gấp 5 lần trồng mía.

Nhìn chung, cải tạo vườn kém hiệu quả thành vườn chuyên canh và lên liếp lập vườn mới trên đất trồng lúa, màu kém hiệu quả là đúng với định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo Cục Trồng trọt, việc chuyển đổi cây trồng hiện nay tại ĐBSCL còn có nhiều điểm hạn chế. Cụ thể như, vùng chuyển đổi còn mang tính tự phát, chưa phù hợp với kế hoạch chung, chưa có nhà máy chế biến và chưa có nhiều doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Đối với việc chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn trái ở ĐBSCL, Cục Trồng trọt cũng lưu ý ngành chức năng địa phương và nhà nông nên quan tâm kỹ thuật canh tác, tổ chức sản xuất theo quy hoạch. Đặc biệt là nên có liên kết với doanh nghiệp bao tiêu, cơ sở hạ tầng cần được đáp ứng…

Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cỏ chăn nuôi bò. Ảnh: Minh Đảm.

Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cỏ chăn nuôi bò. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Hiện nay, việc chuyển đổi cây trồng cần được đánh giá tổng quan hơn. Trước hết, nhằm mục đích thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết, hệ thống công trình.

Thứ hai, đất đai tập quán canh tác, thị trường cần được xem xét về mức độ phù hợp. Thứ ba, thu nhập, lợi nhuận cũng như canh tác của bà con nông dân.

Ông Lê Thanh Tùng cho rằng, các yếu tố này cần được nhìn nhận một cách tổng hợp. Bởi việc trồng lúa sẽ không đạt được lợi nhuận như trồng bưởi hay sầu riêng. Tuy nhiên, nhà nông cần xem xét mức độ phù hợp của vùng đất, thời tiết, ..đối với loại cây ăn trái đang thực hiện chuyển đổi.

“Chúng tôi cũng rất ủng hộ các địa phương có những kế hoạch, phân vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trước hết là thích ứng với biến đổi khí hậu, thị trường. Tuy nhiên cần có sự cân nhắc, điều tiết, quan tâm, hoạch định chiến lược lâu dài hơn… Không chỉ về chuyển đổi mà chúng ta cũng phải định vị về sự an toàn của sản phẩm của mình về thị trường tiêu thụ, giá bán, sản phẩm cạnh tranh.

Vì thế, các nhà khoa học cần phải có những cái nghiên cứu rõ rệt hơn. Bà con nông dân cần phải có những mô hình cụ thể hơn. Đánh giá về mức độ thích ứng, lâu dài, hiệu quả mang lại cho cộng đồng. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ mang lại hiệu quả lâu dài hơn so với việc chúng ta đang làm manh mún nhỏ lẻ như hiện nay...” ông Lê Thanh Tùng nhấn mạnh.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’

Cần tăng cường kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thú y, nhằm thể hiện rõ quan điểm ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ trong công tác bảo vệ đàn vật nuôi.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất