| Hotline: 0983.970.780

'Chuyến du hành vũ trụ lịch sử' của anh hùng Phạm Tuân

Thứ Hai 12/04/2021 , 19:44 (GMT+7)

Ấn phẩm 'Chuyến du hành vũ trụ lịch sử' được ra mắt để kỉ niệm 40 năm chuyến bay vào vũ trụ của phi hành đoàn Việt - Nga trên con tàu Liên hợp 37.

Trung tướng Phạm Tuân phát biểu tại Lễ ra mắt ấn phẩm 'Chuyến du hành vũ trụ lịch sử'. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trung tướng Phạm Tuân phát biểu tại Lễ ra mắt ấn phẩm "Chuyến du hành vũ trụ lịch sử”. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 70 năm ngày thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Liên Xô/Liên bang Nga (1950 – 2020), 40 năm chuyến bay vào vũ trụ của phi hành đoàn Việt - Nga trên con tàu Liên hợp 37 (23/7/1980 – 23/7/2020) và trong không khí của những ngày kỷ niệm 60 năm chuyến bay vào vũ trụ của nhà du hành Yuri Gagarin (12/4/1961 – 12/4/2021), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ Việt Nam) cùng Trung tâm Khoa học & Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm chuyến bay vào vũ trụ của Yuri Gagarin và Lễ ra mắt ấn phẩm lưu trữ “Chuyến du hành vũ trụ lịch sử”.

Phát biểu tại chương trình, ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, cho biết từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, qua các giai đoạn, thời kỳ lịch sử, Việt Nam và Liên Xô đã triển khai ký kết hàng loạt các văn bản, hiệp định, hiệp nghị, hiệp ước hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, quân sự, trong đó có lĩnh vực về hàng không, vũ trụ.

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng đề cao mối quan hệ 2 nước Việt - Nga. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng đề cao mối quan hệ 2 nước Việt - Nga. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Từ đó, dẫn tới sự kiện lịch sử năm 1980 với việc nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam - Phạm Tuân bay vào không gian vũ trụ cùng với người bạn đồng hành Liên Xô Gorbatko. Chuyến bay trên con tàu “Liên hợp - 37” do Nhà du hành vũ trụ Liên Xô V.V. Gorbatko và Nhà du hành vũ trụ Việt Nam Phạm Tuân thực hiện đã thành công, kết thúc trở về trái đất an toàn”, ông Đặng Thanh Tùng nói.

Lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng thông tin ấn phẩm tài liệu lưu trữ về chuyến du hành vũ trụ của Tàu liên hợp 37 “Chuyến du hành vũ trụ lịch sử” có bố cục gồm 3 phần:

Phần 1: Hợp tác nghiên cứu vũ trụ. Công tác chuẩn bị và quá trình huấn luyện trước chuyến bay năm 1980.

Phần 2: Khởi hành và hoạt động.

Phần 3: Trở về Trái đất.

Ấn phẩm lưu trữ 'Chuyến du hành vũ trụ lịch sử'. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ấn phẩm lưu trữ “Chuyến du hành vũ trụ lịch sử”. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chia sẻ tại chương trình, Nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam, Trung tướng Phạm Tuân khẳng định trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ vì mục đích hòa bình, Liên Xô là đất nước đi đầu.

“Đối với Việt Nam chúng ta, đất nước Liên Xô cũng rất tình nghĩa. Trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ vĩ đại, Liên Xô đã hỗ trợ Việt Nam toàn diện từ vũ khí, trang bị kĩ thuật đến con người và cả việc huấn luyện đội ngũ cán bộ cho chúng ta, từ đó Việt Nam mới có thể dành được chiến thắng vẻ vang. Không ít chiến sĩ quân đội Xô viết đã hy sinh trên đất nước Việt Nam cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Việt Nam không bao giờ quên những tình cảm và công lao to lớn đó”, Trung tướng Phạm Tuân bày tỏ.

 

Trung tướng Phạm Tuân sinh ngày 14/2/1947, là phi công, phi hành gia đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ.

Năm 1977, Phạm Tuân được cử đi học tại Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô). Sau đó ông được chọn vào đội bay quốc tế thứ 6 trong chương trình Intercosmos của Liên Xô ngày 1/4/1979.

Phạm Tuân, cùng với nhà du hành vũ trụ Xô viết Viktor Vasilyevich Gorbatko được phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu Soyuz 37 vào ngày 23/7/1980 và trở về Trái Đất ngày 31/7 trên tàu Soyuz 36. Họ thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Salyut 6 cùng với hai nhà du hành vũ trụ Xô viết khác.

Trong toàn bộ thời gian trên quỹ đạo, Phạm Tuân đã tiến hành các thí nghiệm khoa học về hòa tan các mẫu khoáng chất trong tình trạng không trọng lực. Ông cũng tiến hành các thí nghiệm khoa học cây trồng trên bèo hoa dâu và chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo Trái Đất. Phạm Tuân ở trong không gian trong vòng 7 ngày, 20 giờ và 42 phút và đã thực hiện tổng cộng 142 vòng quỹ đạo quanh Trái Đất.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm