| Hotline: 0983.970.780

Ứng cử viên ĐBQH Trần Quang Minh:

Có được đầu ra ổn định nông dân sẽ say mê làm giàu

Chủ Nhật 23/05/2021 , 10:47 (GMT+7)

Ông Trần Quang Minh, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Quảng Bình, ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV trả lời phỏng vấn Báo Nông nghiệp Việt Nam

Ông Trần Quang Minh, ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV tại Quảng Bình

Ông Trần Quang Minh, ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV tại Quảng Bình

Thưa ông, bức tranh nền nông nghiệp Quảng Bình và các tỉnh lân cận được phác họa thế nào?

5 năm qua, có thể thấy rằng, nền nông nghiệp các tỉnh có sự phát triển khá toàn diện. Năng suất cây trồng đạt cao và khá ổn định. Dịch bệnh hại lúa được khống chế cơ bản nên không xảy ra thiệt hại lớn. Nhiều giống cây trồng như lúa, ngô, lạc, cây ăn quả, cây rau màu… chất lượng cao được đưa vào thay thế các giống địa phương để tạo ra được hiệu quả trên đồng ruộng cho người nông dân. Người nông dân cơ bản đã tự chủ về lương thực, không còn xảy ra thiếu đói…

Tuy nhiên, vấn đề chỉ mới dừng lại ở an ninh lương thực. Thực tế, người nông dân mới đủ ăn chứ chưa thể ổn định cuộc sống, phát triển và làm giàu trên cánh đồng của mình. Nguyên nhân còn nhiều, nhưng tựu trung là ở những khâu có tính then chốt như đầu ra sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp chưa được sản xuất theo hướng hàng hóa…

Ông Trần Quang Minh (áo đen giữa) thăm mô hình sản xuất của bà con dân tộc Vân Kiều. Ảnh: N.Tâm

Ông Trần Quang Minh (áo đen giữa) thăm mô hình sản xuất của bà con dân tộc Vân Kiều. Ảnh: N.Tâm

Vậy phải có bước đi thế nào để tạo động lực cho nông dân làm giàu?

Đến lúc cần phải đưa vào nghị trường Quốc hội về việc giải quyết đầu ra nông sản cho nông dân. Khi mà trong khu vực các tỉnh lân cận Quảng Bình đến nay vẫn chưa có nhà máy chế biến nông sản thì sản  phẩm nông dân làm ra cũng phải tự “bơi” trên thị trường.

Chẳng hạn, vùng miền tây các tỉnh từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên - Huế bà con nuôi ong lấy mật rất nhiều. Nhưng chỉ mới dừng lại giai đoạn bán mật ong nguyên chất. Nếu như có được nhà máy  chế biến sâu mật ong thành dược phẩm, sản phẩm chất lượng cao hơn… thì người nông dân yên tâm để phát triển sản xuất.

Vụ đông xuân năm nay, các tỉnh miền Trung lúa được mùa được giá. Thương lái thu mua lúa tại ruộng. Mỗi ha lúa bà con nông dân thu lại được từ 30-40 triệu đồng. Nếu thị trường đầu ra của hạt thóc mà cứ được ổn định như vậy thì nông dân hồ hởi lắm. Sẽ không có chuyện bỏ ruộng và người nông dân tự tin làm giàu.

Chúng ta vẫn thường xuyên nói đến sự “liên kết vùng” trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Đó là cốt lỏi của giải quyết tiêu thụ sản phẩm. Nhiều năm liền, các tỉnh miền Trung cứ phải “giải cứu” cho quả dưa hấu. Đến mùa là ô tô nối hàng nhau ùn ùn chở ra các tỉnh phía bắc, lên biên giới và ứ lạị ở đó.

Rõ ràng sự liên kết giưa các tỉnh còn thiếu nên không điều tiết được, không tạo được sự hỗ trợ cần thiết cho nhau trong việc “xuất” sản phẩm ruộng đồng cho bà con.

Thờ gian gần đây, nông dân Quảng Bình đã có nhiều mô hình phát triển cây dược liệu có chất lượng cao như cà gai leo, cây sả, nghệ vàng… Tiềm năng đất đai còn nhiều nhưng cũng chỉ mới dừng lại ở mức nhỏ lẻ. Nếu có được thị trường đầu ra tốt thì đó cũng là một tiềm năng lớn, cho hiệu quả cao. Vì vậy, cần phải kêu gọi đầu tư để các nhà doanh nghiệp cùng chung lưng đấu cật với nông dân để đẩy mạnh và phát triển vùng nguyên liệu. Qua đó, nâng cao thu nhập và tạo cơ hội cho nông dân làm giàu.

Xin cảm ơn ông

Xem thêm
Việt Nam - Indonesia hợp tác thúc đẩy an ninh lương thực

Chiều 19/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Insdonesia Andi Amran Sulaiman.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.