| Hotline: 0983.970.780

Cơ giới hóa cấy lúa giúp giảm sâu bệnh, nâng cao năng suất, tăng thu nhập

Thứ Tư 14/07/2021 , 07:58 (GMT+7)

Ứng dụng mạ khay và máy cấy trong sản xuất lúa giúp tiết kiệm thời gian, ngày công, chi phí và năng suất cao hơn so với gieo cấy truyền thống.

Xếp mạ lên máy cấy.

Xếp mạ lên máy cấy.

Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khó lường, nên vụ lúa năm 2021 ở miền Bắc diễn ra trong điều kiện thời tiết nắng nóng 40 độ C, nhân công gieo cấy không có mà thời vụ gieo cấy lại ngắn có thể gieo cấy không kịp lịch thời vụ … tiếp tục là chủ đề nóng tại các cuộc họp, trên các bài báo và trong chính câu chuyện của người nông dân ở đồng bằng sông Hồng.

Để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất lúa năm 2021 trong đó, vụ Hè Thu, vụ Mùa các tỉnh phía Bắc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc góp phần ổn định xã hội, nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện thời tiết diễn biến khó lường do biến đổi khí hậu và dịch bệnh Covid-19.

Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) khuyến cáo người nông dân cần chuẩn bị đất cấy và gieo cấy càng sớm càng tốt, còn ngành nông nghiệp địa phương thì căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn hình thức gieo mạ, ưu tiên áp dụng mạ khay, cấy máy, gieo mạ tập trung thành vùng để quản lý, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh được tốt hơn

Ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy lúa

Hầu hết người nông dân đều biết ứng dụng mạ khay và máy cấy trong sản xuất lúa giúp tiết kiệm thời gian, ngày công, chi phí và năng suất cao hơn so với gieo cấy truyền thống.

Song, có một thực tế là việc ứng dụng cơ giới hóa (CGH) vào khâu gieo cấy lúa trên cả nước mới đạt khoảng 30%, trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 65%, riêng tại đồng bằng sông Hồng gần như 0%.

Trước đây, CGH ở khu vực miền Bắc khá thấp, tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây tỷ lệ CGH ở khu vực đã đạt được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) CGH trong khâu làm đất và thu hoạch đã đạt gần như 100%.

Tuy nhiên, khâu gieo cấy là quan trọng và sử dụng nhiều nhân công, tính thời vụ cấp bách mà đến nay tỷ lệ CGH còn rất thấp, tỷ lệ CGH ở khâu này chỉ từ 5 - 10% trên tổng diện tích toàn ĐBSH, còn lại các khu vực khác thì gần như 0%.

Máy cấy ngồi YR60D vừa cấy lúa, vừa bón phân.

Máy cấy ngồi YR60D vừa cấy lúa, vừa bón phân.

Chính vì vậy, các vấn đề liên quan gieo cấy vụ mùa năm 2021 như thời tiết nắng nóng đến 40 độ C, nhân công gieo cấy không có, thời vụ gieo cấy ngắn không kịp gieo cấy… ở ĐBSH lại tiếp tục là chủ đề nóng tại các cuộc họp, trên các bài báo và trong câu chuyện hàng ngày của bà con nông dân nơi đây.

Không muốn tiếp tục bị động, nhiều nông dân đã chủ động tìm đến các chủ máy cày, máy gặt tại địa phương yêu cầu họ mua máy cấy về làm dịch vụ đồng bộ, gồm: Làm đất - gieo cấy - thu hoạch  để giảm chi phí nhân công, đáp ứng được thời vụ mà lại tăng thu nhập cho cả chủ máy và người nông dân, như vậy sẽ có lợi cho tất cả các bên.

Nông dân vào vụ kịp thời và đúng lúc, thu hoạch đúng độ chín của cây lúa không lo thất thoát sau thu hoạch và quan trọng hơn hết là đảm bảo đúng lịch thời vụ của ngành nông nghiệp.

Ứng dụng mạ khay, máy cấy tiết kiệm chi phí, tăng năng suất so với cấy truyền thống

Trước nhu cầu từ thực tế là người nông dân đang rất cần máy cấy và có tiềm năng hiệu quả cao, nhiều chủ máy cày, máy gặt đã quyết định đầu tư mua máy cấy về để làm dịch vụ cho bà con tại địa phương, vì đã có sẵn diện tích để làm dịch vụ, chủ máy không phải chạy đồng hay cạnh tranh, giá dịch vụ cấy tốt mà chi phí đầu tư thấp.

YANMAR VN hiện nay đang có CTKM hấp dẫn dành cho khách hàng mua máy cấy như tặng máy gieo mạ đẩy tay (K-60WT) cho KH mua máy Cấy AP4 và máy gieo mạ tự động (SYS800A) cho KH mua máy Cấy YR60D-VNF, tặng thêm nhớt, phụ tùng… được nhiều bà con hưởng ứng mua sắm máy.

Điển hình cho mô hình mới này là anh Sơn, ở xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, chủ máy gặt YH850 và máy cày YM357A đã đầu tư mua thêm máy cấy YD60D loại cấy 6 hàng, khoảng cách hàng 30cm về phục vụ bà con quê nhà.

Máy gặt đã được anh Sơn mua từ 3 năm trước để thu hoạch lúa.

Máy gặt đã được anh Sơn mua từ 3 năm trước để thu hoạch lúa.

Theo chia sẻ của anh Sơn: “Trước đây tôi đã mua máy cày và máy gặt thương hiệu Yanmar sử dụng đến nay vẫn tốt, khâu hậu mãi cũng rất tốt nên khi quyết định mua máy cấy tôi tiếp tục chọn dòng máy của Yanmar, vì có nhiều chủng loại khác nhau như đi sau ngồi lái, cấy kết hợp bón phân, giàn gieo mạ tự động đi kèm, khay gieo mạ …”.

Đối với mô hình dịch vụ nông nghiệp anh Sơn đang triển khai thì bà con chỉ phải trả một gói là 550 ngàn/sào (360m2) cho tất cả các dịch vụ như: Cày, cấy và gặt (bao gồm giống và làm mạ), hoặc chỉ riêng khâu cấy là 300 ngàn/sào (bao gồm giống, làm mạ và cấy bằng máy).

Với dịch vụ trọn gói hoặc dịch vụ cấy riêng này thì bà con nơi đây rất phấn khởi và họ đang trông đợi máy cấy về để đáp ứng nhu cầu cấy ngay trong vụ 2021, khi thời tiết nắng nóng và nhân công tại địa phương không có.

Ngoài mô hình của anh Sơn thì nhiều mô hình khác đang được triển khai ở Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang … rất hiệu quả góp phần đưa CGH khâu gieo cấy lên cao hơn và giải quyết khó khăn do thiếu nhân công cũng như thời tiết nắng nóng mỗi khi vụ gieo cấy đến.

Theo Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), ứng dụng mạ khay và cấy máy lúa, năng suất lao động tăng từ 5 - 7 lần, nhưng giảm từ 30% - 50% lượng hạt giống so với tập quán cấy tay và sạ lan truyền thống. Cấy máy có mật độ gieo thưa, dễ chăm sóc, ruộng thông thoáng, lúa sinh trưởng phát triển tốt, cứng cây, ít bị đổ ngã, dễ kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh; giảm sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch thuận lợi hơn.

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất