| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội củng cố bản quyền áo dài Việt Nam

Thứ Năm 02/07/2020 , 05:35 (GMT+7)

Hoàn thiện hồ sơ để đưa áo dài Việt Nam vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là cách khôn khéo nhất để xác lập “quốc phục”.

Lễ hội Áo dài đã trở thành sự kiện văn hóa thường niên tại TP.HCM.

Lễ hội Áo dài đã trở thành sự kiện văn hóa thường niên tại TP.HCM.

Bởi lẽ, dù đã quen thuộc với người dân trong nước và bạn bè quốc tế, nhưng áo dài Việt Nam vẫn chưa có cơ sở pháp lý nào để khẳng định bản quyền.

Rất nhiều nhà thiết kế lẫn công chúng đã bày tỏ sự âu lo khi thời gian gần đây một số quốc gia trong khu vực đưa ra trang phục tương tự áo dài để khẳng định giá trị sáng tạo của họ.

Mới đây, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Áo dài Việt Nam: Nhận diện, tập quán, giá trị và bản sắc”

44 tham luận được trình bày tại hội thảo đều tập trung làm rõ 4 chủ đề.

Thứ nhất là lịch sử phát triển áo dài Việt Nam. Thứ hai là nhận diện, giá trị, bản sắc và biểu tượng của áo dài.

Thứ ba là sự đa dạng, kiểu cách thiết kế của áo dài. Thứ tư là giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa của áo dài Việt Nam.

Từ những phác thảo đầu tiên của họa sĩ Nguyễn Cát Tường đến nhưng chi tiết cải tiến của họa sĩ Lê Phổ, áo dài bắt đầu thịnh hành tại Việt Nam từ thập niên 30 của thế kỷ trước.

Gần 100 năm qua, áo dài cũng có số phận thăng trầm như dân tộc Việt Nam, nhưng vẻ dịu dàng và sức quyến rũ vẫn không hề thay đổi.

Trong quá trình hội nhập, tài năng của các nhà tạo mẫu Sỹ Hoàng, Minh Hạnh, Liên Hương, Việt Hùng, Ngô Nhật Huy… đã góp phần đưa áo dài Việt Nam trở thành biểu tượng thẩm mỹ của phụ nữ Việt Nam.

Trang phục áo dài của nhà thiết kế Việt Hùng.

Trang phục áo dài của nhà thiết kế Việt Hùng.

Thực tế đã chứng minh, áo dài Việt Nam và sườn xám Trung Quốc là hai trang phục khác biệt và độc lập. Không hề có bất cứ sự liên hệ hoặc sự kế thừa nào giữa hai trang phục này.

Đó là điều mà nhiều nhà nghiên cứu thời trang và văn hóa đã tái khẳng định thêm lần nữa tại hội thảo “Áo dài Việt Nam: Nhận diện, tập quán, giá trị và bản sắc”.

Hiện nay, chưa có văn bản luật pháp chính thức công nhận áo dài là “quốc phục”, nhưng khái niệm “áo dài dân tộc” hoặc “trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam” đã được hình thành một cách bền vững. Bây giờ, muốn xác lập bản quyền áo dài Việt Nam thì phải làm gì?

Thông qua hội thảo “Áo dài Việt Nam: Nhận diện, tập quán, giá trị và bản sắc”, các đại biểu kiến nghị gấp rút hoàn thiện hồ sơ trang phục áo dài để đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đây là bước đi quan trọng đầu tiên để củng cố bản quyền áo dài thuộc về người Việt Nam và được toàn bộ người Việt Nam ủng hộ.

Sau đó tiến tới đệ trình ghi nhận vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, theo tiêu chí của UNESCO.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm