| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội đưa ngành khai thác thủy sản hội nhập sâu rộng với thế giới

Thứ Hai 28/11/2022 , 12:44 (GMT+7)

Việc đăng cai tổ chức Hội nghị WCPFC19 sẽ tạo điều kiện để nghề cá ngừ nước ta hội nhập sâu rộng nghề cá thế giới, đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ thẻ vàng EC.

Ngày 28/11, tại TP Đà Nẵng, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Ban Thư ký Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương  tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 19.

Hội nghị Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương sẽ diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 3/12 tại TP Đà Nẵng. Ảnh: P.T.

Hội nghị Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương sẽ diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 3/12 tại TP Đà Nẵng. Ảnh: P.T.

Hội nghị lần này có sự tham gia của đại diện 26 quốc gia thành viên chính thức, các tổ chức phi chính phủ trong nước và ngoài nước, 8 nước thành viên có hợp tác, trong đó có Việt Nam và 11 vùng lãnh thổ có tham gia một số hoạt động của Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương cùng nhiều tổ chức có liên quan với khoảng 550 đại biểu.

Đây là Hội nghị thường niên quan trọng nhất của Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương nhằm đánh giá một số hoạt động quan trọng của Ủy ban hoạt động trong năm; quyết định sự tham gia; các chính sách, biện pháp quản lý nghề cá ngừ trong khu vực trong năm tiếp theo.

Trong đó, có việc xem xét trách nhiệm tuân thủ và quyết định chấp thuận hay từ chối Đơn xin là “Quốc gia không phải thành viên chính thức có hợp tác” của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Hàng năm, Bộ NN-PTNT đều cử đầu mối tham gia Hội nghị thường niên của Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương để giải trình các trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ Đơn đăng ký cơ chế Quốc gia không phải thành viên chính thức có hợp tác cho năm tiếp theo và tiếp tục vận động để các nước thành viên Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương ủng hộ Việt Nam tiến tới trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.

Nhiệm vụ chính của WCPFC là quản lý và bảo tồn nguồn lợi cá di cư trong khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương, trong đó tập trung chủ yếu vào một số loại cá ngừ. Ảnh: K.S.

Nhiệm vụ chính của WCPFC là quản lý và bảo tồn nguồn lợi cá di cư trong khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương, trong đó tập trung chủ yếu vào một số loại cá ngừ. Ảnh: K.S.

Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, việc đăng cai tổ chức Hội nghị Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương 19 lần này là một cơ hội lớn để ngành khai thác thủy sản Việt Nam nói chung và lĩnh vực khai thác cá ngừ nói riêng hội nhập sâu rộng với nghề cá thế giới, góp phần tăng cường hợp tác với các nước tham gia Ủy ban Nghề các Trung Tây Thái Bình Dương và các tổ chức nghề cá khu vực, các tổ chức đa phương.

“Tôi cũng xin bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tham gia tích cực và đóng góp có hiệu qua hơn nữa trong cơ chế quản lý nghề cá khu vực của Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương với tư cách là thành viên đầy đủ của Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương.

Đồng thời thực hiện cam kết và nỗ lực chung của khu vực nhằm tăng cường truy xuất nguồn gốc các sản phẩm cá ngừ, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi hải sản di cư xa, chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, tuân thủ các quy định của khu vực, quốc tế hướng tới nghề cá có trách nhiệm”, ông Luân nói.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, việc đăng cai tổ chức Hội nghị WCPFC19 lần này là một cơ hội lớn để ngành khai thác thủy sản Việt Nam hội nhập sâu rộng với nghề cá thế giới. Ảnh: P.T.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, việc đăng cai tổ chức Hội nghị WCPFC19 lần này là một cơ hội lớn để ngành khai thác thủy sản Việt Nam hội nhập sâu rộng với nghề cá thế giới. Ảnh: P.T.

Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương được thành lập tháng 6/2004. Nhiệm vụ chính của tổ chức này là quản lý và bảo tồn nguồn lợi cá di cư trong khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương. Trong đó tập trung chủ yếu vào cá ngừ (cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá ngừ vây ngực dài); đồng thời áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ khai thác đối với các loài thủy sinh không chủ ý đang được bảo vệ như cá mập, rùa biển...

Việt Nam tham gia Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương với tư cách Quốc gia không phải thành viên chính thức có hợp tác từ năm 2009. Trong các cuộc họp thường niên của Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương, Việt Nam cũng đã và đang tham gia với tư cách là quan sát viên, qua đó nắm bắt được các quy định của Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương tại mỗi kỳ họp để có sự chuẩn bị, từng bước đầu tư xây dựng nghề cá Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế nghề cá khu vực và thế giới.

Xem thêm
Làng nghề nuôi cá giống Hội Am thắng lớn ngày ông Táo

HẢI PHÒNG Do sức mua tăng nên người dân nuôi cá chép giống phục vụ ngày ông Táo ở làng Hội Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo thắng đậm.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất