| Hotline: 0983.970.780

Có nên viết lại truyện cổ tích?

Thứ Tư 13/05/2015 , 06:20 (GMT+7)

Nhân hội thảo về Nguyễn Đổng Chi, công chúng thêm một lần ưu tư về trào lưu đang thịnh hành trong hoạt động xuất bản: viết lại truyện cổ tích.

Hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh của học giả Nguyễn Đổng Chi vừa được tổ chức khá long trọng tại TP HCM. Dành cả cuộc đời để nghiên cứu văn học và văn hóa dân gian, Nguyễn Đổng Chi để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị.

Nhắc đến sự nghiệp Nguyễn Đổng Chi, không thể không kể đến “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”. Nguyễn Đổng Chi cùng với Vũ Ngọc Phan đã có công sưu tập và chỉnh lý mang đến cuộc sống tinh thần của người Việt những nhân vật như Tấm Cám, Mai An Tiêm, Thạch Sanh...

Nhân hội thảo về Nguyễn Đổng Chi, công chúng thêm một lần ưu tư về trào lưu đang thịnh hành trong hoạt động xuất bản: viết lại truyện cổ tích.

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị mới được hình thành, khiến nhu cầu tìm kiếm thẩm mỹ mới được khuyến khích. Tuy nhiên, viết lại truyện cổ tích như thế nào lại là điều cần cân nhắc và đắn đo.

Đặc trưng của truyện cổ tích là nhân vật không có sự phát triển về tính cách. Thiện và ác rất rõ ràng. “Tấm Cám” là một ngoại lệ. Từ một cô gái hiền lành, nhưng bị chà đạp, Tấm đã trả thù bằng cách giết Cám rồi làm mắm để gửi cho mẹ ghẻ.

Đoạn kết rùng rợn ấy hoàn toàn không phù hợp với tiêu chí nhân văn và hòa giải hiện đại. Do đó, viết lại đoạn kết cho “Tấm Cám” được nhiều người ủng hộ.

Tuy nhiên, gần đây nhiều truyện cổ tích bị biến tấu một cách đáng hãi hùng. Ví dụ, chuyện cổ tích về quả dưa hấu trong lần xuất bản gần đây thêm những chi tiết phản cảm như những ngày trên đảo Mai An Tiêm bắn hạ một chú voi con đang dạo chơi trong rừng, còn vợ của Mai An Tiêm chỉ ngồi bên bờ biển dùng nhan sắc của mình để dụ cá theo về nhà làm thịt.

Chưa hết, con trai của Mai An Tiêm thuần phục được một chú hổ con đem về làm bạn nhưng được mẹ dặn dò: “Khi nào con chơi chán thì nói mẹ nấu cà ri nhé con!”.

Thử hỏi, yếu tố giáo dục thông qua nhân vật Mai An Tiêm sẽ trôi dạt về đâu, nếu trẻ em hôm nay tiếp nhận cốt truyện như vậy?

Một đơn vị uy tín như NXB Kim Đồng cũng hào hứng tham gia viết lại truyện cổ tích.

Tác phẩm “Thạch Sanh” được thêm thắt nhiều tình huống quái dị như mẹ của Thạch Sanh trước khi tắt thở quyết định... nhường quần cho con trai, còn Thạch Sanh thì vung đao chém “trăn tinh phọt óc chết tươi”.

Học giả Nguyễn Đổng Chi và những đồng nghiệp của ông đã chưng cất từ dân gian để có nhiều truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn người Việt. Thế hệ tiếp nối không thể cẩu thả viết lại truyện cổ tích một cách ngẫu hứng và tùy tiện!

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ khẳng định nội dung “Thạch Sanh” kiểu như vậy thật “ghê rợn và thô lậu”, đồng thời chia sẻ: “Tôi đồng ý với việc thời gian trôi đi, những câu chuyện được thêm bớt tùy theo trí tưởng tượng, sự hóm hỉnh của người kể.

Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn với những ranh giới không được bước qua. Người kể có thể tung hứng thêm bớt, nhưng người biên tập phải giữ nguyên tắc là với các em, ở độ tuổi luôn tin những câu chuyện cổ tích là thật, là gần và có những thời điểm các em sống cùng những nhân vật, không gian thời gian đó.

Gần như những cô bé đều ước hay nghĩ mình công chúa, yêu màu hồng của những chiếc nơ, đôi giày, cái mũ. Các cậu bé thấy mình có sức mạnh của hoàng tử, với những hành động dũng cảm…

Một thế giới thực, ảo với con trẻ khi chúng bắt đầu nhận biết thế giới phải mang tính nhân văn, nhân bản, trong sáng. Đấy là nguyên tắc!”.

Ở các quốc gia khác, truyện cổ tích liên tục được sáng tạo lại với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Thậm chí, người ta còn đưa những nhân vật trong các truyện cổ tích khác nhau vào chung một bối cảnh câu chuyện, để từng tính cách được tỏa sáng cao đẹp hơn, lung linh hơn.

Hai bộ phim thiếu nhi đạt doanh thu hàng trăm triệu USD trong mấy tháng vừa qua không phải ngoại lệ.

Thứ nhất là bộ phim “Tiên hắc ám” được đạo diễn Robert Stromberg chuyển thể từ truyện cổ tích “Người đẹp ngủ trong rừng”, mà sự xuất hiện của ngôi sao Angelina Jolie khiến công chúng vô cùng thích thú.

Thứ hai là bộ phim “Lọ Lem” của đạo diễn Kenneth Branagh gây sốt vé ngay tại các rạp chiếu phim khắp nước ta.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm