| Hotline: 0983.970.780

Coi doanh nghiệp tư nhân chân chính là tài sản quốc gia

Thứ Năm 02/05/2019 , 20:04 (GMT+7)

Tại diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói sự thật, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu những điểm tắc nghẽn trong môi trường kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, đưa ra nhiều giải pháp để tạo động lực phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế này.

Thể chế chính sách cần yểm trợ doanh nghiệp

Theo người đứng đầu Chính phủ, 20 - 30 năm trước, máy móc và vốn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhưng hiện nay, con người và đổi mới sáng tạo mới là yếu tố trụ cột cho phát triển.

18-01-20_dien-dn-kinh-te-tu-nhn-01
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: Minh Phúc).

Vậy đâu là điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh ở khu vực kinh tế tư nhân? Thủ tướng đặt vấn đề và nhận định: Thể chế pháp luật còn nhiều rào cản, vướng mắc, đôi khi chưa theo kịp, chưa thực sự kiến tạo phát triển các mô hình kinh doanh mới như lĩnh vực kinh tế số, công nghiệp chế tạo, kinh tế chia sẻ, nông nghiệp hữu cơ…

Bên cạnh đó, tiềm năng, thế mạnh lẫn điều kiện của kinh tế tư nhân còn nhiều ràng buộc. Vì vậy, cần tạo điều kiện không gian, nguồn lực, cơ hội cho khu vực tư nhân phát triển thuận lợi hơn. Theo Thủ tướng, khu vực kinh tế tư nhân rất cần sự bình đẳng, được bảo vệ, khích lệ và trao cơ hội.

18-01-20_dien-dn-kinh-te-tu-nhn-04
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chủ trì Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019. (Ảnh: Minh Phúc).

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, muốn doanh nghiệp tư nhân phát triển, thì thể chế chính sách của nhà nước phải chuyển đổi từ giải quyết khó khăn của doanh nghiệp sang tạo điều kiện và yểm trợ doanh nghiệp. Cần phải sửa đổi Luật Doanh nghiệp để mở đường cho các hộ cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ vươn lên.

Để làm được điều này, Quốc hội cần có 1 Luật để giải quyết tất cả các điểm nghẽn của môi trường kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân hiện nay, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế số. Bên cạnh đó, Chính phủ cần đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công để doanh nghiệp có thể tiếp cận “vùng đất” này. Nhà nước cần có cơ chế bảo vệ doanh nghiệp chân chính như bảo vệ tài sản quốc gia; thay đổi phương thức thanh tra, kiểm tra, giảm sự quản lý chồng chéo, sách nhiễu, phiền hà doanh nghiệp.

18-01-20_dien-dn-kinh-te-tu-nhn-02
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019. (Ảnh: Minh Phúc).

Trong khuôn khổ diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, ông Nobufumi Miura, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chia sẻ, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, họ gặp phải một số khó khăn. Đặc biệt là chính sách pháp luật của Việt Nam thiếu ổn định lâu dài, doanh nghiệp FDI không thể ứng phó kịp thời, dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ.

Còn ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM) cho rằng, để thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, bắt buộc các bộ luật và thể chế của Việt Nam phải có một số cải cách cần thiết. Bây giờ là thời điểm thích hợp để Chính phủ Việt Nam đưa ra các ưu đãi mới và táo bạo về chính sách, mang lại sức sống cho các ngành công nghiệp đầy triển vọng trong tương lai như xe điện và năng lượng mặt trời.
 

Làm gì để chấn hưng nền nông nghiệp?

Bà Thái Hương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH, nhấn mạnh: Từ nay đến 2025, để tạo sự bứt phá nhằm chấn hưng nền nông nghiệp, Đảng, Nhà nước cần tạo lập các chuỗi nông, lâm, thủy sản có giá trị thương phẩm cao, đáp ứng yêu cầu của các thị trường trọng điểm.

18-01-20_dien-dn-kinh-te-tu-nhn-06
Bà Thái Thương - Nhà sáng lập tập đoàn TH

Ngay lúc này, cần xây dựng thành công các dự án phát triển chuỗi nông - thủy sản giá trị cao giống như chuỗi sản phẩm sữa tươi xuất khẩu sang Trung Quốc; chuỗi tôm xuất khẩu sang Mỹ, Canada, EU; chuỗi rau - củ, quả có chế biến sâu để dần làm chủ các thị trường trọng tâm như Trung Quốc, Nhật Bản.

Để làm được điều này, bà Thái Hương đưa ra một số đề xuất cụ thể. Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo Bộ NN-PTNT triển khai ngay việc số hóa và hình thành dữ liệu quốc gia ngành nông nghiệp, trong năm 2019. Đồng thời xây dựng và giám sát hiệu quả các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia theo thông lệ quốc tế.

Trước đó, tại phiên thảo luận “Hiến kế phát triển nông nghiệp” diễn ra vào sáng 2/5, ông Cao Đức Phát - Phó ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, kể một câu chuyện từ thực tế: “Tôi đến thăm một hộ nông dân ở nước Mỹ, trang trại khoảng 500ha của họ chỉ có 2 vợ chồng làm. Còn ở Nam Định, mỗi hộ gia đình sản xuất tiên tiến chỉ có 2.000 - 3.000m2 đất canh tác.

Như vậy, nhiệm vụ của chúng ta là vừa phải phát huy vai trò của kinh tế hộ, vừa thu hút sự tham gia của doanh nghiệp với vai trò hạt nhân liên kết. Trong số hơn 700.000 doanh nghiệp tư nhân của cả nước hiện nay, chỉ có khoảng 6.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đó là con số quá ít.

tt-thm-qun-trien-lm182439112
Thủ tướng trao đổi với đại diện một số doanh nghiệp tư nhân bên lề Diễn đàn. (Ảnh: chinhphu.vn).

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, cho rằng: Bên cạnh vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp lớn, cần đặc biệt lưu ý đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức của nông dân. Bởi đây là nền tảng trung gian quan trọng để kết nối các hộ nhỏ trong các chuỗi giá trị nông nghiệp một cách toàn diện và bền vững. Bên cạnh đó, cần xây dựng liên kết chuỗi giá trị đồng bộ từ khâu đầu vào đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ để kết nối với các thị trường toàn cầu, thị trường khu vực và thị trường nội địa.

Xem thêm
Vùng nuôi ngao 500ha ven biển huyện Nghĩa Hưng đạt chuẩn quốc tế ASC

Nam Định Vùng nuôi ngao 500ha tại các xã ven biển của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) được chứng nhận áp dụng nuôi ngao bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Trung Quốc tiêu thụ 4 tỷ quả dừa mỗi năm và cơ hội cho dừa Việt

BẾN TRE Đại diện Vina T&T Group chia sẻ những thuận lợi, thách thức ngành hàng dừa Việt Nam đối mặt khi chinh phục thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.