| Hotline: 0983.970.780

Còn 6 tỉnh chưa công bố hiện trạng rừng năm 2020

Thứ Năm 20/05/2021 , 14:32 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT vừa ban hành Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020.

Quyết định công bố hiện trạng rừng của Bộ NN-PTNT trên cơ sở các Quyết định công bố của UBND cấp tỉnh theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

Tuy nhiên, thời gian qua công tác cập nhật, tổng hợp và báo cáo của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chậm, quyết định công bố hiện trạng rừng nhiều địa phương chưa thực hiện, cụ thể như: Bình Thuận, Tây Ninh, Cà Mau, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Gia Lai. Kết quả biến động diện tích tại một số địa phương giảm, đặc biệt rừng tự nhiên nhưng chưa rõ nguyên nhân.

Để thực hiện nghiêm quy định về công bố hiện trạng rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp, thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ và giao các Sở, ngành, chính quyền các cấp thực hiệ nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp được quy định tại khoản 4, Điều 102 Luật Lâm nghiệp.

Hiện có 6 địa phương chưa công bố hiện trạng rừng năm 2020, gồm: Bình Thuận, Tây Ninh, Cà Mau, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Gia Lai. Ảnh: Lê Sỹ Hồng.

Hiện có 6 địa phương chưa công bố hiện trạng rừng năm 2020, gồm: Bình Thuận, Tây Ninh, Cà Mau, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Gia Lai. Ảnh: Lê Sỹ Hồng.

Đối với các địa phương có diện tích rừng tự nhiên năm 2020 giảm so với năm 2019. Rà soát, xác định và báo cáo cụ thể về vị trí, diện tích, trạng thái rừng tự nhiên bị giảm theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2020. Xác định nguyên nhân giảm; xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra mất rừng.

Chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng tự nhiên theo quy định của Luật Lâm nghiệp và Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Báo cáo cụ thể về Bộ NN-PTNT trước ngày 10/06/2021. Đối với 6 địa phương chưa công bố hiện trạng rừng năm 2020, gồm: Bình Thuận, Tây Ninh, Cà Mau, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Gia Lai, đề nghị UBND tỉnh, thành phố thực hiện công bố hiện trạng rừng năm 2020.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm túc việc tham mưu quyết định ban hành công bố hiện trạng rừng theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN-PTNT và pháp luật về Lâm nghiệp.

Báo cáo nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm và đề xuất biện pháp khắc phục việc chậm ban hành quyết định công bố hiện trạng rừng. Kịp thời báo cáo Bộ NN-PTNT nếu có sai khác so với Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020 để xem xét, điều chỉnh phù hợp.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.