| Hotline: 0983.970.780

'Còn hai năm để cứu trái đất': Lời kêu gọi hành động của Liên hợp quốc

Thứ Hai 15/04/2024 , 06:30 (GMT+7)

Thư ký điều hành khí hậu của Liên hợp quốc cho rằng, thế giới cần đẩy nhanh tiến độ giảm phát thải khí nhà kính bằng các chiến lược quốc gia mạnh mẽ hơn.

Đại diện Liên hợp quốc kêu gọi các nước G20, vốn chiếm 80% tổng lượng khí thải toàn cầu, phải có những động thái khẩn trương và quyết liệt hơn.

Đại diện Liên hợp quốc kêu gọi các nước G20, vốn chiếm 80% tổng lượng khí thải toàn cầu, phải có những động thái khẩn trương và quyết liệt hơn.

Ông Simon Stiell, đại diện Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) cảnh báo vấn đề trái đất nóng lên ngày càng khó kiểm soát. Ông kêu gọi các Chính phủ, nhà lãnh đạo doanh nghiệp và ngân hàng phát triển sớm hành động.

Phát biểu tại tổ chức phi chính phủ Chatham House ở London, Thư ký điều hành UNFCCC cảnh báo vấn đề trái đất nóng lên đang dần chệch ra khỏi chương trình nghị sự của các chính trị gia trên thế giới.
Theo ông Stiell, khoảng thời gian 2 năm tới có ý nghĩa quyết định trong nỗ lực cứu trái đất trước những biến động ngày càng cực đoan của môi trường.

Thư ký điều hành UNFCCC cho rằng, các nước vẫn còn cơ hội giảm lượng khí thải nhà kính bằng các chiến lược quốc gia mới về môi trường, song cần thực hiện những kế hoạch đó ngay lập tức và mạnh mẽ hơn.

Dự kiến đến năm 2023, thế giới cần giảm một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính để hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu. Tuy nhiên, năm 2023, lượng phát thải khí CO2 trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu đã tăng cao kỷ lục.
Các cam kết hành động chống biến đổi khí hậu được đưa ra cho đến thời điểm hiện tại gần như sẽ không thể đáp ứng mục tiêu giảm lượng khí thải toàn cầu vào năm 2030.

Ông Stiell kêu gọi các nước thuộc Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), vốn chiếm 80% tổng lượng khí thải toàn cầu, phải có những động thái khẩn trương và quyết liệt hơn.

Quan chức của Liên hợp quốc đồng thời nhấn mạnh cần huy động thêm nguồn lực tài chính để đối phó với biến đổi khí hậu, thông qua cơ chế miễn trừ nợ và cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các nước đang phát triển, và thiết lập cơ chế tài chính quốc tế mới như đánh thuế phát thải đối với ngành vận tải biển…

Ông nhấn mạnh, tại Hội nghị COP29 ở Baku, Azerbaijan cuối năm nay, các quốc gia cần thống nhất một mục tiêu mới về tài chính khí hậu nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển.

Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu Copernicus ngày 8/4 vừa qua thông báo trái đất tiếp tục ghi nhận nhiệt độ ở mức cao kỷ lục mới trong tháng 3 vừa qua, theo đó cả nhiệt độ không khí và nhiệt độ các đại dương trên thế giới đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Đây cũng là tháng thứ 10 liên tiếp người dân ở hành tinh xanh sống trong nền nhiệt cao kỷ lục.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.