| Hotline: 0983.970.780

Công bằng với thuốc bảo vệ thực vật

Thứ Sáu 23/10/2015 , 09:15 (GMT+7)

Muốn như vậy, chúng ta phải có những thay đổi có tính đột phá trong chiến lược, chính sách, giải pháp về quản lý, SXKD và sử dụng thuốc BVTV, khẳng định vai trò rất cần thiết của thuốc BVTV trong SX nông nghiệp kể cả nông nghiệp xanh./ Siết chặt thuốc BVTV

* "Cấu trúc lại" Danh mục và hệ thống cung ứng

Thời gian gần đây, trong dư luận, trên công luận cũng như nhận thức, suy nghĩ của nhiều nhà quản lý và đông đảo người tiêu dùng… thuốc BVTV được nhận diện, đánh giá thiếu đầy đủ, có lúc bị lên án có phần cực đoan.

Từ đó dễ tạo nên tâm lý sợ thuốc BVTV, sợ sử dụng nông sản trong quá trình sản xuất sử dụng thuốc BVTV, nhiều trường hợp gây tổn hại lớn về uy tín và kinh tế cho người sản xuất nông sản cũng như kinh doanh thuốc BVTV.

Nông dân cần được hướng dẫn

Thuốc BVTV là loại vật tư nông nghiệp đặc biệt, là loại hàng kinh doanh có điều kiện, khi sử dụng có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến cây trồng, sức khỏe con người, hệ sinh thái, đa dạng sinh học và môi trường do nhiều loại thuốc có tính độc hại.

Việc sử dụng thuốc BVTV có những yêu cầu riêng, nghiêm ngặt về kỹ thuật, kinh tế, về an toàn lao động và VSATTP, nhất là đối với hàng chục triệu nông dân trực tiếp sản xuất. Vì nhiều lí do, hiện nay có tới 30-50% nông dân chưa hiểu biết đầy đủ và sử dụng đúng thuốc BVTV.

Cũng vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu là lý do chủ quan, mà hiện chúng ta có một danh mục thuốc quá mức cần thiết với trên 4.100 loại tên thương phẩm, có một mạng lưới SXKD quá nhiều, tự phát, khó giám sát quản lý với gần 300 doanh nghiệp và trên 30.000 đại lý nông dược.

Thực trạng này vừa gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV mà nạn nhân cuối cùng là người nông dân.

Trong "ma trận thuốc BVTV" ấy, người nông dân thật khó trong việc lựa chọn được đúng loại thuốc cần sử dụng và sử dụng thuốc đạt hiệu quả, an toàn theo “4 đúng” đã được hướng dẫn và ghi trong Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật của nước ta.

Những hệ quả xấu, tiêu cực của việc dùng thuốc BVTV đến môi trường, VSATTP và sức khỏe cộng đồng là nguyên nhân quan trọng dẫn dắt dư luận và nhiều khi cả công luận đánh giá thiếu công bằng đối với thuốc BVTV.

Vì vậy để công bằng với thuốc BVTV, trước hết chúng ta phải có những thay đổi có tính đột phá trong chiến lược, chính sách, giải pháp về quản lý, SXKD và sử dụng thuốc BVTV nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, khẳng định vai trò rất cần thiết của thuốc BVTV trong SX nông nghiệp kể cả nông nghiệp xanh.

Ba giải pháp lớn

Để làm được nhiệm vụ này, theo chúng tôi, ngành BVTV cần tập trung vào 3 giải pháp lớn sau:

1. Thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) – Phải là chiến lược kỹ thuật bền vững của ngành BVTV, tiến tới quản lý sức khỏe cây trồng.

BVTV, luôn luôn gắn với các mục tiêu phòng trừ dịch hại, hiệu quả kinh tế, yếu tố xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Việc sử dụng thuốc BVTV phải theo quy trình công nghệ IPM, nguyên tắc IPM.

2. Có những đổi mới có tính đột phá trong quản lý, sử dụng thuốc BVTV cả về nhận thức và hành động.

Từ đó có những chính sách đúng, giải pháp mạnh phù hợp thực tiễn và khoa học về thuốc BVTV, coi trọng và tạo điều kiện cho hoạt động SX, cung ứng thuốc BVTV, cho việc tuyên truyền khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc theo IPM, nghiên cứu xây dựng các bộ thuốc hiệu quả nhất cho từng cây trồng, từng vùng sinh thái một cách khoa học, khách quan.

Tổ chức lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả mạng lưới SXKD thuốc BVTV đang có nhiều tồn tại hiện nay, coi trọng đồng thời lợi ích của nông dân, doanh nghiệp và xã hội.

Với thực tế hiện nay có khoảng 15 doanh nghiệp hàng đầu về thuốc BVTV đang chiếm khoảng 90% thị phần kinh doanh cung ứng thuốc BVTV ở nước ta thì hoàn toàn có thể giảm mạnh số doanh nghiệp thuốc BVTV đang đạt tới con số hàng trăm như hiện nay.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh có đủ điều kiện về sản xuất, XNK, cung ứng, kinh nghiệm hoạt động, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực... phục vụ sản xuất tốt hơn.

Quy hoạch lại, tăng cường huấn luyện về chuyên môn, luật pháp cho mạng lưới đại lý nông dược trên phạm vi toàn quốc, gắn họ với các doanh nghiệp BVTV lớn, với cơ quan quản lý ở cơ sở và nông dân.

3. Có những biện pháp thiết thực giúp nông dân chọn và sử dụng nông dược tốt có hiệu quả và an toàn.

Đây là một giải pháp thiết thực và có hiệu quả ngay hiện nay, song cần được thống nhất về chủ trương và cách làm của cả ngành BVTV và nông nghiệp nói chung, nhất là ở các địa phương.

Theo chúng tôi, giải pháp cụ thể cần bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, tinh gọn lại danh mục thuốc BVTV cho phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ NN-PTNT ban hành theo hướng trong vòng 5-7 năm tới giảm 30-40% tên thương mại. Giảm lượng thuốc sử dụng nói chung khoảng 30-35% so với hiện nay, phù hợp đề án phát triển ứng dụng IPM của Bộ NN-PTNT mới ban hành.

Thứ hai, cần công nghệ hóa thành 1 quy trình sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng thay vì nguyên tắc 4 đúng hiện nay, như vậy cả cán bộ kỹ thuật lẫn nông dân đều tiếp thu và thực hiện một cách chặt chẽ.

Thứ ba, cần giúp nông dân chọn và sử dụng thuốc tốt trên cơ sở các tỉnh, TP nghiên cứu xây dựng và hướng dẫn sử dụng Danh mục thuốc BVTV khuyến cáo sử dụng cho từng cây trồng phù hợp điều kiện sản xuất, kinh tế, cây trồng của địa phương trên cơ sở Danh mục thuốc BVTV quốc gia.

Thực tế cho thấy, các Cty BVTV lớn hiện nay cũng chỉ thường xuyên kinh doanh cung ứng khoảng 10-15 loại thuốc thương phẩm. Tính chung là khoảng 400-500 loại trên phạm vi cả nước.

Điều tra của các địa phương cho thấy, ở 1 tỉnh, TP cũng chỉ kinh doanh sử dụng phổ biến từ 100-200 loại thuốc thương phẩm, chứ không phải 4.100 loại trong danh mục hiện nay.

 Trong đó nông dân cũng chỉ sử dụng phổ biến từ 2-5 tên thương mại của 1 hoạt chất BVTV phổ biến trên địa bàn từng tỉnh.

Do vậy việc xây dựng Bộ thuốc khuyến cáo sử dụng của các địa phương có cơ sở khoa học, pháp lý, kinh tế, thực tiễn và mang lại lợi ích trước hết cho nông dân, giúp họ dễ dàng chọn được loại thuốc phù hợp, hiệu quả.

Đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp có năng lực mở rộng thị trường, tạo thêm động lực cạnh tranh lành mạnh, giúp việc quản lý và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV của cơ quan chuyên môn hiệu quả hơn.

Thời gian qua nhiều Chi cục BVTV và Sở NN-PTNT với những hình thức và cách làm khác nhau đã thực hiện có kết quả cách làm này như Thái Bình, Phú Thọ, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, An Giang, TP.HCM... Chủ trương kỹ thuật này cũng thuộc thẩm quyền của cơ quan nông nghiệp và BVTV địa phương theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên do những nhận thức khác nhau, cách làm khác nhau, không loại trừ đây đó có vài biểu hiện tiêu cực nên thời gian qua đã xuất hiện một số thông tin trái chiều trên truyền thông và dư luận, mặc dù cách làm này được nhiều cán bộ kỹ thuật, nông dân hoan nghênh và tiếp nhận.

Do đây là Khuyến cáo sử dụng nên không có tác động “ngăn sông cấm chợ" với mọi loại thuốc BVTV khác trong danh mục quốc gia, hơn nữa có thể có loại ở địa phương này không được ưa dụng nhưng lại được phổ biến ở nơi khác.

Thực hiện chủ trương kỹ thuật này cũng là một cách để mọi người đánh giá công bằng với thuốc BVTV.

"Đóng gói" quy trình từng tỉnh

Để tạo sự thống nhất, phát huy tính tích cực hiệu quả và hạn chế những tiêu cực phát sinh, chúng tôi thấy cần có phương pháp làm với tính pháp lý, khoa học, thực tiễn và khách quan, công khai.

Từ kinh nghiệm của một số nơi, chúng tôi kiến nghị một quy trình xây dựng Danh mục thuốc BVTV khuyến cáo sử dụng tại 1 tỉnh, TP như sau (theo thứ tự):

1. Điều tra về thành phần, chủng loại các doanh nghiệp, các loại thuốc BVTV đang phổ biến trên địa bàn tỉnh, ý kiến nông dân và đại lý nông dược, xác định các doanh nghiệp và loại thuốc phổ biến tại tỉnh.

2. Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí tuyển chọn thuốc vào danh mục thuốc BVTV khuyến cáo sử dụng chung và cho từng cây trồng chính của tỉnh.

3. Thông báo rộng rãi tiêu chí đó cho tất cả các Cty thuốc BVTV và đề nghị các Cty giới thiệu các sản phẩm phù hợp của mình.

4. Chi cục BVTV thẩm định các loại thuốc trong danh sách đăng ký có bổ sung, lựa chọn Danh mục thuốc sơ khảo trên cơ sở các tiêu chí và yêu cầu của sản xuất.

5. Tổ chức tham vấn ý kiến của một số cơ quan chuyên môn TƯ như Cục BVTV, Viện BVTV, Hội BVTV Việt Nam... và chuyên gia về BVTV đối với Danh mục sơ khảo.

6. Lập Danh mục chung khảo, tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn ở tỉnh, huyện, các chuyên gia ngành trồng trọt và BVTV, đại diện các Cty, đại lý, cơ quan truyền thông...

7. Lập Danh mục chính thức kèm theo văn bản hướng dẫn thực hiện.

8. Chi cục BVTV hay Sở NN-PTNT ban hành, tùy theo thẩm quyền phân cấp của địa phương.

Nếu làm được như vậy, đồng thời tổ chức thực hiện tốt, chắc chắn sẽ tạo được sự đồng thuận cao và hiệu quả tích cực cho sản xuất.

Để có sự công bằng với thuốc BVTV, bên cạnh tăng cường sự hiểu biết, nhận thức đầy đủ về thuốc BVTV, cần có sự gia tăng quản lý việc SXKD và sử dụng thuốc BVTV, sự tỉnh táo và thông minh của người tiêu dùng cũng như sự hiểu biết, khách quan, tôn trọng khoa học trong thông tin tuyên truyền của các cơ quan truyền thông.

Mong rằng tất cả chúng ta hãy công bằng với thuốc BVTV, trong suy nghĩ, nhận thức và trong hành động.

(Hội KHKT Bảo vệ Thực vật Việt Nam)

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm