| Hotline: 0983.970.780

Công bố phương hướng hành động nhằm chuyển đổi hệ thống lương thực

Thứ Sáu 15/12/2023 , 15:03 (GMT+7)

Công ty Tetra Pak của Thụy Điển đã xác định bốn hướng chính để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực.

* Kế hoạch toàn diện được công bố sau Ngày Lương thực, Nông nghiệp và Nước đầu tiên của COP28

Công ty Tetra Pak của Thụy Điển đang triển khai phương pháp tiếp cận tích hợp thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang các hệ thống thực phẩm an toàn, bền vững và linh hoạt hơn; tận dụng vai trò dẫn đầu của công ty trong ngành công nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm nhằm tạo ra những thay đổi cấp bách.

Ông Charles Brand, Phó Chủ tịch Điều hành các giải pháp và thiết bị chế biến, Tetra Pak, chia sẻ: “Chuyển đổi hệ thống lương thực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng một tương lai bền vững trước các biến động.

Ông Charles Brand, Phó Chủ tịch Điều hành các giải pháp và thiết bị chế biến, Tetra Pak.

Ông Charles Brand, Phó Chủ tịch Điều hành các giải pháp và thiết bị chế biến, Tetra Pak.

Hiện nay, những hệ thống này đang hoạt động chưa hiệu quả và không bền vững, tạo ra hơn một phần ba (34%) lượng phát thải khí nhà kính (GHG), trong khi một phần ba lượng thực phẩm sản xuất ra bị thất thoát hay lãng phí. 

Hệ thống lương thực cũng không đáp ứng được nhu cầu của người dân khi 9% dân số thế giới phải đối mặt với nạn đói  và 30% đang trong tình trạng suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, chuỗi giá trị thực phẩm đang gây ra nạn phá rừng và mất đa dạng sinh học, đồng thời được coi là vấn đề quan trọng thứ hai về chống biến đổi khí hậu chỉ sau nguồn năng lượng.

Chúng ta không thể cắt giảm lượng thực phẩm, nhưng chúng ta có thể chuyển đổi hệ thống này theo hướng an toàn, linh hoạt và bền vững hơn”.

Công ty đã xác định bốn hướng chính để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực. Họ cũng đã thiết lập các kế hoạch hành động và mục tiêu đo lường cụ thể cho từng hướng đi sao cho phù hợp với những thay đổi quan trọng trong việc chuyển đổi lương thực và đất đai do Liên minh Sử dụng đất và lương thực (FOLU) đề xuất.

- Tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi sang ngành sữa bền vững hơn  bằng cách giải quyết tác động môi trường trong quá trình chế biến sữa, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng suất, lợi nhuận và sinh kế cho các nông hộ nhỏ.

- Cải tiến để phát triển các nguồn thực phẩm mới như đa dạng hóa các loại protein thay thế, bổ sung cho các nguồn protein từ sữa và động vật khác.

- Giảm thất thoát và lãng phí lương thực bằng cách phát triển các công nghệ chế biến thực phẩm giúp giảm lãng phí thực phẩm trong quá trình sản xuất, bao gồm các giải pháp mới để biến các dòng sản phẩm phụ có giá trị thấp, dễ bị lãng phí thành các sản phẩm có giá trị gia tăng.

Các giải pháp bao bì tiệt trùng đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc giảm lãng phí thực phẩm bằng cách bảo quản thực phẩm dễ hỏng mà không cần chất bảo quản hoặc làm lạnh, giúp thực phẩm được phân phối rộng rãi, ngay cả ở những vùng sâu vùng xa nơi còn thiếu chuỗi cơ sở hạ tầng bảo quản lạnh.

-Mở rộng khả năng tiếp cận dinh dưỡng an toàn  thông qua bao bì thực phẩm bền vững bằng cách thiết kế và triển khai các giải pháp đóng gói thực phẩm bền vững giúp đảm bảo chất lượng thực phẩm và cải thiện khả năng tiếp cận thực phẩm an toàn.

Thông báo này được công bố cùng thời điểm Tetra Pak phối hợp với EY Parthenon ra mắt sách trắng.

Bản báo cáo này nghiên cứu những yêu cầu chính đối với các hệ thống lương thực để có thể duy trì tốt cả cho con người và hành tinh đến năm 2040.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.