| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ đột phá vacxin Marek thế hệ mới Prevexxion RN

Thứ Bảy 15/04/2023 , 00:13 (GMT+7)

Virus gây bệnh Marek có động lực rất cao khi biến đổi trong thời gian dài, trong khi vacxin phát triển bằng nuôi cấy tế bào lại đang bị giảm khả năng bảo hộ.

Virus gây bệnh Marek được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1907 do nhà bệnh lý học người Hungary Jozsef Marek.

Sau hơn một thế kỷ, Marek vẫn là nỗi lo của các hộ chăn nuôi gia cầm không chỉ tại Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới, do bệnh có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ mắc từ 10 - 60%, tỷ lệ chết có thể lên tới 100% do không có thuốc đặc trị.

Marek là bệnh truyền nhiễm của gà do một loại virus thuộc nhóm herpes gây ra. Bệnh có đặc điểm tăng sinh cao độ tế bào lympo dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên, các cơ quan nội tạng, da và cơ làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn vận động và bại liệt.

Giáo sư Andreas Herrman, Giám đốc kỹ thuật toàn cầu Công ty Boehringer Ingelheim. Ảnh: Quang Linh. 

Giáo sư Andreas Herrman, Giám đốc kỹ thuật toàn cầu Công ty Boehringer Ingelheim. Ảnh: Quang Linh. 

Chia sẻ tại Hội thảo Vaxxitek Refresh Prevexxion - Tương lai vacxin Marek do Công ty TNHH Việt Pháp Quốc tế - VIPHAVET tổ chức ngày 12/4 tại TP.HCM và 14/4 tại Hà Nội, Giáo sư Andreas Herrman, Giám đốc kỹ thuật toàn cầu Công ty Boehringer Ingelheim cho biết, hiện virus gây bệnh Marek ngoài môi trường có động lực rất cao khi các chủng virus biến đổi trong thời gian dài, các loại vacxin cổ điển được phát triển thông qua công nghệ nuôi cấy tế bào không còn hiệu quả cao khi bị giảm khả năng bảo hộ sau mỗi lần cấy truyền để đảm bảo tính an toàn.

Đặc biệt, bệnh Marek ngày nay lây lan nhanh hơn, nhưng cũng khó phát hiện hơn.

Vacxin Prevexxion RN (bên trái) và vacxin RISPENS CVI988 (bên phải). Ảnh: Quang Linh. 

Vacxin Prevexxion RN (bên trái) và vacxin RISPENS CVI988 (bên phải). Ảnh: Quang Linh

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường về một loại vacxin đảm bảo được cả 2 yếu tố an toàn và hiệu quả, vacxin Prevexxion RN do Công ty Thuốc thú y Boehringer Ingelheim Việt Nam cung cấp được phát triển bằng công nghệ biến đổi gen, đem lại nhiều ưu điểm nổi trội so với các dòng vacxin cổ điển như: bảo hộ các chủng virus độc lực rất cao, hiệu quả nhanh, ổn định, không gây teo các cơ quan miễn dịch, không gây liệt,…

Prevexxion RN là công nghệ đột phá của vacxin Marek, không chỉ là Rispen, SB1 hay HVT. Prevexxion là 1 virus lai tạo ra từ 83% của CVI988 nguyên bản kết hợp với gen Marek dòng độc lực Md5 và RM1 được ổn định với việc chèn gen vào LRT, do đó Prevexxion RN còn được gọi là vacxin thể khảm.

Gà được chủng ngừa với Prevexxion RN cho thấy không gây bệnh tích, không có dấu hiệu lâm sàng và cho kết quả an toàn, giảm sự bài thải và không gây suy giảm miễn dịch.

Prevexxion RN duy trì tính an toàn, ổn định, không gây bệnh tích sau 6 đời gà và không phục hồi độc lực sau 5 lần cấy chuyển trên gà SPF. Trong khi đó, các loại vacxin cổ điển như RISPENS CVI988 ghi nhận bệnh tích MD 1 gà ở lần chuyển cấy ngược thứ 3.

Trang trại gà tại Quảng Ngãi sử dụng vacxin Prevexxion RN có tỷ lệ sống trên 99%. Ảnh: Quang Linh.

Trang trại gà tại Quảng Ngãi sử dụng vacxin Prevexxion RN có tỷ lệ sống trên 99%. Ảnh: Quang Linh.

Quá trình sử dụng tại Việt Nam, vacxin Prevexxion RN bảo vệ gà tốt, trong suốt quá trình theo dõi không phát hiện triệu chứng bệnh Marek, việc tiêm vacxin không ảnh hưởng đến năng suất và sản sinh miễn dịch khỏi các bệnh như Newcastle hay Gumboro và không có nguy cơ bài thải ra môi trường.

Cũng tại Hội thảo Vaxxitek Refresh Prevexxion - Tương lai vacxin Marek, bà Nguyễn Thị The, một chủ trang trại chăn nuôi gà trắng thuộc Tập đoàn De Heus tại Nam Định đang sử dụng vacxin Vaxxitek chia sẻ, bản thân bà từng từ chối sử dụng vacxin Vaxxitek do suy nghĩ vacxin này chỉ sử dụng cho gà màu, còn các loại gà trắng nuôi ngắn ngày không cần sử dụng.

"Đến một ngày gà tại trang trại của tôi bị ghẻ da và phát hiện nhiễm bệnh Marek. Sau đó chúng tôi quyết định tiêm vacxin Vaxxitek cho gà 1 ngày tuổi. Kết quả rất bất ngờ, đàn gà được tiêm sinh trưởng đồng đều, tỉ lệ bại liệt thấp, tiêu tốn cám ít,… Đặc biệt, một số trang trại trước khi tiêm vacxin thường xuyên bị ghẻ da, nay đã không xuất hiện lại loại bệnh này", bà The cho biết thêm. 

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, đàn gà bị nhiễm bệnh Marek thường để lại các hậu quả như: tỉ lệ chết cao, gà tăng trưởng chậm, chất lượng quầy thịt kém, đàn gà hậu bị phát triển không đồng đều, tỉ lệ đẻ kém, trứng có phôi và tỉ lệ ấp nở thấp, chi phí thức ăn và thú y tăng rất cao, khó xử lý môi trường trong trang trại.  

Ông Nguyễn Văn Trọng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: Quang Linh. 

Ông Nguyễn Văn Trọng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: Quang Linh. 

Ông Nguyễn Văn Trọng nhận định, việc áp dụng vacxin Prevexxion RN sẽ mở ra hướng đi mới cho các hộ chăn nuôi phòng bệnh Marek trên gà từ sớm, từ xa. Qua đó, không chỉ đảm bảo an toàn dịch bệnh mà còn tạo niềm tin cho người tiêu dùng về sản phẩm thịt an toàn, chất lương trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang phải chịu nhiều sức ép khi giá thành giảm, chi phí sản xuất tăng cao, cạnh tranh lớn từ sản phẩm nhập khẩu.

“Các hộ chăn nuôi cần chủ động phòng dịch trong bối cảnh ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như hiện nay, đây cũng là cách để tiết giảm chi phí sản xuất khi không phải tiêu hủy, khử khuẩn, tách đàn do nhiễm bệnh”, ông Trọng khuyến cáo.

Theo nghiên cứu của Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dấu hiệu lâm sàng của bệnh Marek được tóm tắt với 3 biểu hiện chính gồm: biểu hiện thần kinh, gà bệnh nằm ủ rũ, các biểu hiện ở mắt và u da.

Biểu hiện thần kinh: trên thực tế biểu hiện về thần kinh thường không nổi bật vì quá trình tiến triển bệnh trên hệ thần kinh chậm, tuy nhiên các biểu hiện thần kinh lại rất đặc trưng.

Với biểu hiện gà bị liệt hoặc bán liệt, lúc đầu gà đi lắc nhẹ, ngón chân chụm lại với nhau, gà sã cánh, đi loạng choạng không vững. Khi bệnh nặng, gà bị liệt hoàn toàn, nằm với tư thế điển hình: một chân duỗi thẳng về trước, chân còn lại duỗi thẳng ra sau.

Biểu hiện gà bệnh nằm ủ rũ: gà bệnh ủ rũ, xù lông, sã cánh. Khi xuất hiện khối u ở phổi gà khó thở, thở nhanh, gà gầy đi nhanh.

Xem thêm
Khó tháo nút thắt môi trường trong chăn nuôi tập trung

Nghệ An Huyện Yên Thành có thế mạnh về chăn nuôi tập trung với tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, tuy nhiên điều này cũng làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường.

Phú Yên phát triển các vùng trồng dừa tập trung

Tỉnh Phú Yên sẽ hình thành các vùng dừa sản xuất tập trung ở thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An, kết hợp phát triển cảnh quan, du lịch cộng đồng.

Bảo tồn giống bưởi cơm của xứ Mường

Hòa Bình Sớm đó, khi thảm cỏ còn đẫm sương đêm, tôi cùng anh Lương Văn Thảo (xóm Má 1, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình) leo lên quả đồi cao trước mặt.