| Hotline: 0983.970.780

Công nhận Jerusalem là thủ đô Israel - một chọn lựa rất 'Trump'

Thứ Sáu 08/12/2017 , 11:05 (GMT+7)

Công nhận Jerusalem là thủ đô Israel – một chọn lựa rất “Trump”(!) Vào lúc 18 giờ (giờ GMT) ngày 6/12/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo một quyết định sẽ làm đảo lộn tình hình Trung Đông:

16-51-41_tong_thong_trump_thong_bo_cong_nhn_jeruslem_l_thu_do_cu_isrel
Tổng thống Mỹ D.Trump thông báo công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel (Ảnh: The New York Times)

Washington sẽ dời sứ quán về Jerusalem, và công nhận thành phố thánh của 3 tôn giáo lớn này, là thủ đô của Israel. Cho thấy rằng Hoa Kỳ thiên hẳn về phía Israel.
 

Cách tiếp cận mới đối với xung đột giữa Israel và Palestine

Điều này được Tổng thống Mỹ D.Trump thể hiện rõ trong bài phát biểu tại Nhà Trắng hôm thứ Tư 6/12: “Thông báo của tôi hôm nay đánh dấu sự bắt đầu cho một cách tiếp cận mới đối với xung đột giữa Israel và Palestine. Trong hơn 20 năm qua, các tổng thống Hoa Ký tiền nhiệm đã thực hiện việc miễn trừ luật pháp, là từ chối chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ tới Jerusalem hoặc để công nhận Jerusalem là thành phố thủ đô của Israel. Nhưng sau hơn hai thập kỷ miễn trừ, chúng ta không gần nhau hơn với một thỏa thuận hòa bình dài lâu giữa Israel và Palestine. Do đó, tôi quyết định rằng đã đến lúc chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Hành động này để nhằm đạt được lợi ích tốt nhất cho Hoa Kỳ, là một bước tiến rất dài nhằm thúc đẩy quá trình hòa bình, hướng tới một thỏa thuận hòa bình lâu dài giữa Israel và Palestine. Israel là một quốc gia có chủ quyền và có quyền - giống như mọi quốc gia có chủ quyền khác, là xác lập thủ đô của chính mình. Nhận thức được điều này là một điều kiện cần thiết để đạt được hòa bình.

Vào 70 năm trước đây, Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Truman, đã công nhận nhà nước Israel. Kể từ đó, Israel đã xác lập thủ đô của mình là thành phố Jerusalem - thủ đô của người Do Thái được thành lập trong thời cổ đại. Hiện tại, Jerusalem là trụ sở chính của chính phủ Israel, bộ Quốc phòng và nhiều bộ khác trong chính phủ. Có tòa nhà Quốc hội Israel (Knesset), cũng như Toà án Tối cao Israel. Đây là nơi ở chính thức của thủ tướng và tổng thống.

Trong nhiều thập kỷ, các vị tổng thống Mỹ, các nhà lãnh đạo nhiều quốc gia khi thăm viếng đã gặp các đối tác Israel ở Jerusalem, như tôi đã làm trong chuyến đi của tôi tới Israel hồi đầu năm nay. Hôm nay, chúng ta cuối cùng đã thừa nhận điều hiển nhiên: Jerusalem là thủ đô của Israel - một sự công nhận thực tế. Đó là điều đúng đắn để làm.”
 

Trump – con người thực tế và “nước Mỹ trước nhất”

Tổng thống Donald Trump - người đã có bước đi táo bạo để công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, và bắt đầu quá trình di dời Đại sứ quán Hoa Kỳ hiện nay tại Tel Aviv để dời đến Jerusalem. Giữ cam kết này từ chiến dịch tranh cử tổng thống, là quan trọng, bởi vì Israel là đồng minh lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông.

Hành động của Tổng thống Trump đã khiến một số người lên án. Nhưng chính điều đó lại làm nảy sinh câu hỏi: Tại sao họ lại lên án Trump vì đã thực hiện một hứa hẹn trong chiến dịch cử? Và vì ông đã công nhận một thực tế mà Quốc hội Mỹ đã công nhận từ hơn 20 năm trước? Như ông nói trong bài phát biểu thông báo quyết định này vào hôm 6/1: "Đã đến lúc cho người Do Thái, Kitô hữu, và người Hồi giáo tham gia cùng nhau, trong tinh thần cao quý vì hoà bình lâu dài."

Hành động của Trump, nhằm chứng tỏ rằng, sau 22 năm, nơi đóng sứ quán Mỹ không quan trọng bằng thỏa thuận hòa bình. Các cựu tổng thống Mỹ đã không thực hiện những lời hứa tương tự cho đồng minh ở Israel. Thông báo của Trump được đưa ra giữa những lời chỉ trích mạnh mẽ từ nước ngoài, cho rằng sẽ có các các cuộc biểu tình bạo lực ở Trung Đông.

Tại nước Mỹ, Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ, Diane Feinstein đã viết trong bức thư gửi Tổng thống Trump rằng, hành động này sẽ "gây ra bạo lực, xa lánh hơn Hoa Kỳ và làm suy yếu triển vọng của một giải pháp hai quốc gia". Đáp lại những phản ứng dữ dội này, Trump đã khẳng định lại cam kết của mình đối với hòa bình kéo dài giữa người Do Thái và người Palestine. Ông nhấn mạnh trong bài phát biểu của ông rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ một giải pháp hai nhà nước "nếu hai bên đồng ý." Động thái mới nhất này đã nói rõ rằng nước Mỹ đang sát cánh với đồng minh Israel và luôn là những đồng minh thân cận trong cuộc chiến chống khủng bố.
 

Sức mạnh Do Thái trong chính trường Mỹ

Cộng đồng Do Thái chỉ chiếm 2,5% dân Mỹ nhưng ảnh hưởng to lớn của cộng đồng người Do Thái đối với đời sống chính trị Mỹ thể hiện trên nhiều mặt.

Thứ nhất, là việc tham gia bầu cử tổng thống và hai viện quốc hội. Nhìn chung, chỉ có khoảng một nửa dân Mỹ đi bầu, trong khi đó tỉ lệ người Do Thái đi bỏ phiếu tới 90%, cao nhất trong các cộng đồng ở Mỹ. Hơn nữa họ lại sống tập trung tại các bang có tiếng nói quyết định kết quả bầu cử như New York, California, Pennsylvania...

Người Do Thái tuy nổi tiếng căn cơ tiết kiệm nhưng khi quyên góp vì mục đích chính trị thì họ rất hào phóng. 4 trong 5 người quyên góp nhiều nhất trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 là người Do Thái. Các ứng viên chức tổng thống, thống đốc bang hoặc nghị sĩ dựa vào tiền đóng góp của ai thì phải biết lấy lòng người ấy. Cho nên khi đã trúng cử, họ đều bênh vực lợi ích người Do Thái và Israel.

Năm 1947, Liên Hiệp Quốc đưa ra một quyết định, coi Jeruralem là một “thành phố quốc tế,” có ranh giới, khi Israel tuyên bố độc lập.

Năm 1949, có một cuộc đình chiến, Jerusalem được chia làm hai, có đường màu xanh lá cây trên bản đồ, gọi là “Green Line”: Israel kiểm soát một nửa phía Tây, còn Jordan kiểm soát nửa phía Đông, bao gồm Thành Cổ (Old City) nổi tiếng.

Thế nhưng, trong Cuộc Chiến Sáu Ngày vào năm 1967, Israel chiếm phía Đông Jerusalem. Kể từ đó, tất cả thành phố này nằm dưới quyền kiểm soát của Israel.

Tuy nhiên, người Palestine và nhiều quốc gia trong cộng đồng quốc tế vẫn coi phần đất phía Đông Jerusalem là thủ đô tương lai của nhà nước Palestine.

Thành phố Jerusalem có khoảng 850.000 cư dân, với 37% là người Ả Rập, 61% là người Do Thái (khoảng 200,000 theo Do Thái Giáo Chính Thống, số còn lại theo giáo phái Zionist và Do Thái thế tục). Về phía người Ả Rập, 96% theo Hồi Giáo, 4% còn lại theo Thiên Chúa Giáo.

Phần lớn người Palestine sống ở phía Đông Jerusalem. Mặc dù có một số khu vực người Ả Rập và người Do Thái sống chung, phần lớn các khu dân cư đều riêng rẽ theo sắc dân.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.