| Hotline: 0983.970.780

Công tác quản lý nguồn thải vào hệ thống Bắc Đuống gặp nhiều khó khăn

Thứ Hai 21/12/2020 , 14:30 (GMT+7)

Công tác quản lý nguồn thải vào công trình thủy lợi Bắc Đuống hiện còn gặp nhiều khó khăn, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường còn hạn chế…

Theo số liệu điều tra thống kê của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi), được, ở các địa phương có công trình thủy lợi (CTTL) Bắc Đuống đi qua mới chỉ có khoảng 30% (248/828 cơ sở) số cơ sở sản xuất công nghiệp và 5% (8/160 cơ sở) số cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) thuộc diện phải cấp phép xả thải thực hiện lập hồ sơ xin cấp phép xả nước thải vào CTTL. Kể cả các cơ sở đã được cấp phép xả thải cũng không thực hiện quan trắc môi trường định kỳ hoặc có nhưng không đủ tần suất theo quy định.

100% các cơ sở SXKD nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư không có biện pháp xử lý nước thải trước khi xả vào môi trường theo quy định mà vẫn sử dụng chung với hệ thống xả nước thải sinh hoạt chung của hộ gia đình.

100% các cơ sở SXKD nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư không có biện pháp xử lý nước thải trước khi xả vào môi trường theo quy định mà vẫn sử dụng chung với hệ thống xả nước thải sinh hoạt chung của hộ gia đình.

Các doanh nghiệp, cơ sở SXKD hoạt động nhưng không xin cấp phép xả nước thải đều chưa tuân thủ đầy đủ các quy định như: chưa thực hiện việc thu gom triệt để nước thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN; chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc đã xây dựng nhưng vận hành còn mang tính đối phó; chưa lập các hồ sơ về môi trường trước khi đi vào hoạt động cũng như trong quá trình hoạt động,.... do chưa hiểu biết hết các quy định về bảo vệ môi trường hoặc ý thức tự giác chưa cao.

Công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay chưa được chú trọng, việc đầu tư các công trình xử lý chất thải còn hạn chế. Tại Hà Nội, theo các kết quả thanh, kiểm tra trước đây của đoàn thanh tra liên ngành do thanh tra Sở NN-PTNT thành phố chủ trì đối với nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh cho thấy: 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh không biết quy định về cấp phép xả thải vào công trình thủy lợi.

Bên cạnh đó, 100% các cơ sở SXKD nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư không có biện pháp xử lý nước thải trước khi xả vào môi trường theo quy định mà vẫn sử dụng chung với hệ thống xả nước thải sinh hoạt chung của hộ gia đình. Điều này gây khó khăn cho công tác thống kê, quản lý, xử phạt vi phạm về quản lý nguồn thải của cơ sở.

Theo ông Trịnh Kiên Trung, Chủ nhiệm nhiệm vụ “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi Bắc Đuống phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp” năm 2020” của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Thủy lợi, hiện nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ về tham gia bảo vệ môi trường của một số tổ chức cá nhân, một số địa phương còn hạn chế, chưa thể hiện trách nhiệm góp sức tham gia bảo vệ môi trường.

Việc đầu tư phát triển các cụm công nghiệp không đồng bộ với các điều kiện hạ tầng kỹ thuật về môi trường; hầu hết các cụm công nghiệp chưa có chủ trương đầu tư và chưa được đầu tư hạ tầng hệ thống xử lý nước thải tập trung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điển hình như cụm công nghiệp tái chế giấy Phong Khê (Tp Bắc Ninh); CCN Phú Lâm (Tiên Du) đều chưa có hệ thống xử lý tập trung hoặc đã được đầu tư hệ thống xử lý nhưng công nghệ xử lý không phù hợp và không có cơ chế tài chính để vận hành.

Một vấn đề cũng rất đáng chú ý là mức độ ô nhiễm do nước thải sinh hoạt hộ gia đình không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về xả thải vào CTTL. Điều 37 Luật Tài nguyên nước và Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước quy định: nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước (bao gồm cả CTTL). Tuy nhiên hiện nay ở nước ta phần lớn chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nên tổng lượng thải trực tiếp vào CTTL là rất lớn và là tác nhân gây ô nhiễm nước đáng kể trong CTTL.

Công lấy mẫu và đo một chỉ số tại các điểm quan trắc.

Công lấy mẫu và đo một chỉ số tại các điểm quan trắc.

Các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi cấp huyện là đơn vị quản lý hệ thống thủy lợi, điều tiết tưới tiêu và được phân công nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các nguồn thải, mới chỉ thực hiện việc lập danh sách các nguồn thải vào hệ thống thủy lợi theo phân công nhiệm vụ của UBND tỉnh. Đối với các hành vi vi phạm, các xí nghiệp này chỉ có thể lập biên bản báo cáo cho chính quyền địa phương.

Cũng theo ông Trung, hiện còn một tồn tại nữa đang xảy ra là tuy đã có biện pháp chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều nhưng chưa đủ mạnh không có tính răn đe.

Trong thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân vì lợi ích đã coi thường quy định, cố tình vi phạm. Qua điều tra, nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở cho rằng so với chi phí phải bỏ ra để đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải thì chi phí nộp phạt theo quy định khi bị xử phạt là nhỏ. Mức xử phạt chưa mang tính răn đe khiến chủ doanh nghiệp, cơ sở SXKD sắn sàng nộp phạt và tiếp tục vi phạm.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.