| Hotline: 0983.970.780

Cột mốc mới cho mục tiêu 'Vì một nền nông nghiệp không bỏ phí thứ gì'

Thứ Sáu 17/07/2020 , 06:35 (GMT+7)

Ngày 18/7, Tập đoàn Quế Lâm ra mắt Dự án tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F, một cột mốc mới, mang ý nghĩa với cả ngành nông nghiệp Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những đóng góp của Tập đoàn Quế Lâm đối với ngành nông nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những đóng góp của Tập đoàn Quế Lâm đối với ngành nông nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh.

Vì một nền nông nghiệp hữu cơ và những thành tựu rõ nét

Sự kiện ra mắt Dự án tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F của Tập đoàn Quế Lâm mang ý nghĩa rất lớn, ngay sau thời điểm Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký quyết định phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030.

Đó không chỉ là sự thừa nhận vai trò mà còn là thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp hữu cơ, con đường tất yếu của nông nghiệp Việt Nam.

Đã rất nhiều người người khẳng định, Tập đoàn Quế Lâm là doanh nghiệp tiên phong, đóng góp cực lớn cho ngành nông nghiệp, nhất là trong công cuộc chuyển mình, cuộc cách mạng từ một nền nông nghiệp manh mún, rủi ro, độc hại sang nông nghiệp xanh, sạch và bền vững.

Những con số thống kê, những gì Tập đoàn Quế Lâm làm được sau gần 20 năm kiên định định với nông nghiệp hữu cơ là minh chứng rõ ràng, cụ thể.

Trước buổi lễ ra mắt dự án, tôi có dịp ngồi với ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế Lâm, ông Lam nói rằng: Bây giờ có lẽ hãy để các nhà quản lý, nhà khoa học, bà con nông dân nói về nông nghiệp hữu cơ, nói về con đường tất yếu của nông nghiệp Việt Nam như Đảng, Nhà nước đang định hướng và chỉ đạo.

Còn đối với Tập đoàn Quế Lâm, trải qua chặng đường mấy chục năm, tất nhiên là tự hào, nhưng trách nhiệm, mục tiêu để Quế Lâm tiếp tục đóng góp cho ngành nông nghiệp, cho bà con nông dân vẫn vẹn nguyên như vậy.

Ngay từ thời điểm thành lập (năm 2001) Tập đoàn Quế Lâm đã lựa chọn con đường nông nghiệp hữu cơ, một lựa chọn có thể coi là mạo hiểm, bởi nông nghiệp hữu cơ lúc đó còn là khái niệm khá xa lạ với nền nông nghiệp Việt Nam.

Nhưng, thực tiễn xã hội, thực tiễn ngành nông nghiệp và tư duy của lãnh đạo Tập đoàn Quế Lâm cho thấy, dường như sứ mệnh của họ sinh ra là để gắn với nông nghiệp hữu cơ, để góp phần giải quyết nhiều vấn đề của ngành nông nghiệp Việt Nam.  

Từ lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất phân bón hữu cơ và sản xuất, chế biến các loại nông sản hữu cơ, cứ qua một cuộc chuyển mình của ngành nông nghiệp, Tập đoàn Quế Lâm đều xuất hiện, ở những “điểm nóng”, “điểm nghẽn” và luôn tạo ra những giải pháp đích đáng.

Từ nhiều năm trước, trong bối cảnh xã hội, ngành nông nghiệp “ngộ độc” phân bón hóa học thì Quế Lâm là doanh nghiệp tiên phong, đóng góp gần một nửa sản lượng cho mục tiêu 3 triệu tấn phân bón của Bộ NN-PTNT vào năm 2020.

Với hệ thống 13 công ty thành viên, hơn 1.000 lao động, trong đó có 8 nhà máy sản xuất phân bón trải đều trên khắp cả nước và một Công ty chuyên nhập khẩu, phân phối sản phẩm phân bón Quế Lâm tại thị trường Campuchia, thống kê năm 2019 cho thấy, mỗi năm Tập đoàn Quế Lâm đã sản xuất  trên 750.000 tấn phân bón hữu cơ.

Tất nhiên là chưa đủ, nhưng từ người nông dân đến hệ thống đối tác như Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Vingroup, Tổng công ty Chè, Tổng công ty Cà phê, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam… và các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định đóng góp to lớn của Quế Lâm trong lĩnh vực này.

Khi liên kết sản xuất nông nghiệp còn gặp phải những bài toán về thị trường thì Quế Lâm đã tạo ra những thành tựu, tạo ra giá trị liên kết hiệu quả, bền vững bằng chữ tín, bằng sự thành tâm của họ.

Tập đoàn Quế Lâm đã ký kết hợp tác với các cơ quan ban ngành, các địa phương để giám sát, thực hiện “Quy trình chuỗi giá trị SXKD nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch - bền vững” nhằm tạo hành lang pháp lý để kiểm tra, giám sát và có quy trình ứng dụng khoa học - công nghệ, liên kết xây dựng các mô hình sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi theo chuỗi kép kín tạo ra các sản phẩm nông sản hữu cơ sạch, an toàn kết hợp chuyển giao công nghệ vi sinh để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại vườn cho các hộ nông dân, hợp tác xã.

Phát triển mạng lưới cửa hàng phân phối sản phẩm hữu cơ bằng việc thành lập các cửa hàng dịch vụ tại các HTX và các Siêu thị hữu cơ Quế Lâm để giới thiệu và cung cấp, quảng bá các sản phẩm nông sản hữu cơ đến tận người tiêu dùng, vừa tuyên truyền vừa tạo niềm tin về sản phẩm hữu cơ. Tất cả đều được thực hiện theo chuỗi khép kín.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế Lâm. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế Lâm. Ảnh: Tùng Đinh.

Thống kê năm 2019 cho thấy, đã có 38 hợp tác xã tham gia liên kết phát triển lúa hữu cơ với Quế Lâm trên tổng diện tích sản xuất 1.088 ha lúa. Các loại cây ăn quả và rau màu ở nhiều địa phương tại 3 vùng miền của cả nước như trồng nhãn, cam, bưởi da xanh, xoài, chanh leo, thanh long ruột đỏ tại Sơn La, Vĩnh Phúc; trồng thanh long ruột đỏ tại huyện Châu Thành (tỉnh Long An); mô hình trồng cây ăn quả và các loại rau màu tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế…

Khi ngành chăn nuôi quay cuồng, điêu đứng bởi dịch tả lợn châu Phi, đau đầu với bài toán chăn nuôi an toàn và vấn đề môi trường trong chăn nuôi nông hộ, gia trại thì các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học của Quế Lâm là giải pháp đích đáng.

Sau kỳ tích vượt qua dịch tả châu Phi năm 2019, những mô hình chăn nuôi liên kết an toàn sinh học của Tập đoàn Quế Lâm đã trở thành giải pháp chăn nuôi nông hộ, gia trại, thậm chí là cả trang trại, được Bộ NN-PTNT lựa chọn, khuyến cáo và nhân rộng. Bộ NN-PTNT cũng cử các cơ quan chuyên môn phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm triển khai nhiều đề tài nghiên cứu và dự án đầu tư nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học ra nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Dự kiến trong năm 2020, Tập đoàn Quế Lâm sẽ phát triển lên 50.000 con lợn nuôi theo hướng hữu cơ đồng thời mở rộng các mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi, chuyển giao quy trình chăn nuôi đến người nông dân nhằm mục đích tạo ra một môi trường chăn nuôi an toàn, bền vững theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ NN-PTNT.

Từ phân bón, trồng trọt, chăn nuôi, có thể nói rằng, dấu ấn, vai trò và những đóng góp của Tập đoàn Quế Lâm đã được thể hiện rõ nét với ngành nông nghiệp.

“Tập đoàn Quế Lâm là đơn vị có tư duy tiên phong, đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết được các bài toán khó trong chăn nuôi lợn. Các mô hình chăn nuôi theo phương pháp của Quế Lâm là hướng đi phù hợp nhằm chấm dứt tình trạng chăn nuôi ô nhiễm trong khu vực dân cư để đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm, giảm thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

Mục tiêu kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Trở lại với Dự án tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F, cũng giống như  việc lựa chọn con đường nông nghiệp hữu cơ trước đây, khi những khái niệm đang còn khá xa lạ thì Quế Lâm tiếp tục đứng ở hàng ngũ tiên phong trong mục tiêu tạo ra giá trị kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.

Cách đây đúng một năm, trong chuyến thăm và làm việc với Tập đoàn Quế Lâm tại Thừa Thiên Huế, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo Quế Lâm tập trung khởi công tổ hợp hệ sinh thái nông nghiệp tại tỉnh này.

Theo tư lệnh ngành nông nghiệp, hệ sinh thái của Quế Lâm phải là nền tảng để đưa mô hình tổ hợp nông nghiệp sinh thái ra các tỉnh thành khác; liên kết, chia sẻ kinh nghiệm với các HTX, nông dân, doanh nghiệp, nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn…

Từ chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ròng rã một năm trời, ông Nguyễn Hồng Lam gần như dành hết thời gian và sức lực ở tuổi 73 để tập trung xây dựng Dự án tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F, nơi mà ông kỳ vọng trở thành trung tâm để góp phần giải quyết những bài toán của ngành chăn nuôi.

Ngay sau khi được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép đầu tư tại xã Phong Thu, huyện Phong Điền với diện tích 15 ha, Quế Lâm đã rót hơn 700 tỷ đồng để cụ thể khái niệm “kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp”.

Với quyết tâm của ông Nguyễn Hồng Lam và Quế Lâm, dự kiến năm 2021, tổ hợp 4F (Farm - Food - Feed – Fertilizer), độc đáo, tiên tiến nhất, lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam sẽ đi vào hoạt động.

Đó sẽ là nơi có nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học, men vi sinh theo công nghệ tiên tiến hàng đầu của Nhật Bản với công suất sản xuất 50.000 tấn/năm nhằm phục vụ chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ, sinh học, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, hữu cơ thành phân bón hữu cơ vi sinh, bảo vệ môi trường.

Đó sẽ là nơi có nhà máy sản xuất thức  ăn chăn nuôi hữu cơ với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm phục vụ chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học do chính nông dân Việt Nam chủ động sản xuất, cung cấp nguyên liệu đầu vào.

Tập đoàn Quế Lâm đã có đóng góp lớn với ngành nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: HA.

Tập đoàn Quế Lâm đã có đóng góp lớn với ngành nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: HA.

4F cũng là trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học, hữu cơ trên diện tích 2 ha, được áp dụng tự động hóa trong khâu chăn nuôi, được xây dựng khang trang, hiện đại, có quy mô nuôi từ 8.000 - 10.000 lợn thịt và hàng trăm lợn nái phục vụ việc tái và phát triển đàn cho trang trại lợn của Quế Lâm và các nông hộ liên kết. Hạng mục này hiện đã sẵn sàng đi vào hoạt động.

Cũng trong tổ hợp này, nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với công suất thiết kế đạt 100.000 tấn/năm, không chỉ thu gom, xử lý toàn bộ các phụ phẩm trong khu tổ hợp mà còn thu gom các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp của các khu vực lân cận để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, phục vụ đầu vào sạch, chất lượng cao cho trồng trọt.

Chủ tịch Quế Lâm khẳng định, khi đi vào hoạt động không chỉ trở thành giải pháp cho chăn nuôi nông hộ, gia trại mà còn hướng đến cả trang trại lớn, thậm chí là chăn nuôi công nghiệp. Đến lúc đó, 3 bài toán của ngành chăn nuôi về dịch bệnh, môi trường và thị trường sẽ có những lời giải hữu hiệu. Ít ai biết răng, để hiện thực gải pháp này, ông Lam và những nhà khoa học của Quế Lâm đã mất hàng chục năm trời để nghiên cứu.

Theo Tiến sĩ Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đây không chỉ là mô hình hữu cơ mà còn là một dạng mô hình kinh tế tuần hoàn rất đáng nhân rộng. Hiện nay nhiều tập đoàn lớn cũng mới chỉ làm ở dạng 3F (trang trại, thức ăn chăn nuôi và thực phẩm), vì vậy, việc Quế Lâm thực hiện 4F (thêm sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh)  chính là mô hình tuần hoàn cực kỳ quan trọng, không tốn tài nguyên, đầu vào, không bỏ phí bất cứ thứ gì.

Còn Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, Dự án tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F sẽ là trung tâm cho bà con học tập, vừa học trực tiếp vừa huấn luyện, từ đó nhân rộng mô hình, bảo đảm an sinh cho hàng triệu hộ dân.

Với tâm huyết, trách nhiệm của ông Nguyễn Hồng Lam và Tập đoàn Quế Lâm, tin rằng dự án sẽ thành công, và Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F là cột mốc mới trong chặng hành trình kiên định với nông nghiệp hữu cơ của tập đoàn này, thậm chí là cả ngành nông nghiệp Việt Nam.

“Hưởng ứng phong trào Bộ NN-PTNT phát động, những năm gần đây Tập đoàn Quế Lâm đã tiên phong đi đầu sản xuất phân bón hữu cơ. Ngoài ra, chuỗi nông sản hữu cơ, chuỗi lúa gạo hữu cơ và gần đây nhất là chuỗi thịt lợn hữu cơ của Quế Lâm là một mô hình rất tốt, sử dụng đồng bộ tất cả các chế phẩm vi sinh vật có ích để vận dụng vào chăn nuôi.

Đặc biệt, những quy trình, hướng canh tác này rất phù hợp với các nông hộ. Trên cơ sở cách làm của Tập đoàn Quế Lâm, các nông hộ tập trung thành HTX có thể ứng dụng những công nghệ sạch, giá thành vừa phải, tiện lợi dễ làm, phù hợp nhiều đối tượng, liên kết thành sản xuất lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Ngành than chủ động chống sạt lở bãi thải mùa mưa bão

QUẢNG NINH Gần đến mùa mưa bão, nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống gần khu vực bãi thải mỏ luôn được ngành than và tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất