| Hotline: 0983.970.780

CTy 715A đầu tư 70 tỷ đồng tái canh cây cà phê

Thứ Tư 16/01/2019 , 09:33 (GMT+7)

Cty TNHH MTV Cà phê 715A quản lý, khai thác trên diện tích đất 850 ha, trong đó diện tích cà phê 350 ha cà phê (bao gồm cà phê chè và cà phê vối). Hầu hết diện tích cà phê vối được trồng từ năm 1982, nên đã già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh, năng suất thấp, Cty đã tiến hành thanh lý để chuyển đổi.

Vườn cà phê tái canh của Cty

Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Cty cho biết: Theo dự án tái canh cà phê của Tổng Cty Cà phê Việt Nam đã duyệt, đơn vị chúng tôi tái canh 350 cà phê với nguồn vốn khoảng 70 tỷ đồng, thời gian là 5 năm, từ 2017 đến 2022. Trước khi trồng mới, Cty đã ký hợp đồng với Viện khoa học Lâm nghiệp Tây Nguyên phân tích mẫu đất để trồng cây gì, loại giống nào cho phù hợp vì thời tiết khí hậu ở huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk rất khắc nghiệt.

Bằng nguồn vốn tự có của Cty và vốn huy động được hơn 10 tỷ đồng, năm 2017, đơn vị đã thực hiện tái canh được 45 ha cà phê. Khi trồng tái canh, Cty thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật như khai hoang, rà rễ và thu gom sạch rễ; trồng các loại cây họ đậu, có hàm lượng chất xanh cao, rễ có nốt sần, có vi sinh vật cố định đạm, thân, lá có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, khả năng cải tạo đất tốt, giúp nâng độ phì nhiêu của đất; luân canh thay đổi cây ký chủ của nấm bệnh, đặc biệt là tuyến trùng…

Cty đã đưa các giống cà phê mới như TR14, TR15 vào trồng. Đây là các giống cà phê chín muộn có năng suất cao, chất lượng nhân tốt, khả năng chống chịu bệnh tốt. Tiếp đà thành công và những kinh nghiệm rút ra trong quá trình trồng mới năm 2018, Cty đã tiến hành tái canh tiếp 60 ha, nâng diện tích tái canh của Cty lên 105 ha. Hiện Cty đang tiếp tục khoanh vùng, chọn lọc và xây dựng kế hoạch thực hiện tái canh diện tích cà phê già cỗi còn lại và dự kiến đến năm 2022 sẽ hoàn tất việc tái canh trên toàn bộ diện tích sản xuất của đơn vị.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.