| Hotline: 0983.970.780

Cú sốc Covid-19 đánh thẳng vào nông dân

Thứ Hai 20/04/2020 , 11:03 (GMT+7)

Trái với những lo sợ hồi đầu đại dịch khiến người dân khắp nơi đổ xô đi tích trữ cái ăn thì giờ đây là những hình ảnh đổ bỏ nông sản rất xót xa.

Trong nhiều ngày qua, cùng với những hình ảnh mùa màng đến kỳ thu hoạch bị bỏ không do thiếu nhân công lao động ở nhiều các quốc gia từ châu Á sang châu Âu cho đến châu Mỹ thì ngay cả khi nông sản đã thu hoạch cũng bị đổ đi do không thể lưu thông.

Nông dân trồng cà chua ở nước CH Dominica nhỏ bé cũng không thể tiêu thụ được sản phẩm. Ảnh: RT

Nông dân trồng cà chua ở nước CH Dominica nhỏ bé cũng không thể tiêu thụ được sản phẩm. Ảnh: RT

Lệnh phong tỏa ở Singapore khiến nhà cung cấp trái cây Toh Lee Bing (Malaysia) phải dùng xe tải chở hàng tấn dưa hấu đi phát không và đổ vào thùng rác. Ảnh: Reuters

Lệnh phong tỏa ở Singapore khiến nhà cung cấp trái cây Toh Lee Bing (Malaysia) phải dùng xe tải chở hàng tấn dưa hấu đi phát không và đổ vào thùng rác. Ảnh: Reuters

Tại Mỹ, nông dân đã phải đổ 43 triệu gallon sữa tươi xuống đầm, chôn lấp hàng triệu cân hành tây và thậm chí đập bỏ 750.000 quả trứng quá lứa mỗi tuần. Ảnh: New York Times

Tại Mỹ, nông dân đã phải đổ 43 triệu gallon sữa tươi xuống đầm, chôn lấp hàng triệu cân hành tây và thậm chí đập bỏ 750.000 quả trứng quá lứa mỗi tuần. Ảnh: New York Times

Hộ nông dân nuôi bò sữa Alicia Underwood ở Staffordshire, vương quốc Anh khóc sưng mắt vì phải đổ sữa tươi vì không bán được. Ảnh: Dailymail

Hộ nông dân nuôi bò sữa Alicia Underwood ở Staffordshire, vương quốc Anh khóc sưng mắt vì phải đổ sữa tươi vì không bán được. Ảnh: Dailymail

Jim Husk, chủ trang trại rau quả Dimare ở bang Florida (Mỹ) đang đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan do không thuê được nhân công thu hoạch trong khi thị trường tiêu thụ cũng bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19. Ảnh: AP

Jim Husk, chủ trang trại rau quả Dimare ở bang Florida (Mỹ) đang đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan do không thuê được nhân công thu hoạch trong khi thị trường tiêu thụ cũng bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19. Ảnh: AP

Một nông dân ở Ấn Độ đang cho bò ăn dâu tây vì không bán được sản phẩm do đứt gãy kết nối cung - cầu. Ảnh: Reuters

Một nông dân ở Ấn Độ đang cho bò ăn dâu tây vì không bán được sản phẩm do đứt gãy kết nối cung - cầu. Ảnh: Reuters

Hàng tấn hành tây của một trang trại ở Idaho (Mỹ) bị vứt bỏ làm phân do ế ẩm. Ảnh: NYT

Hàng tấn hành tây của một trang trại ở Idaho (Mỹ) bị vứt bỏ làm phân do ế ẩm. Ảnh: NYT

Bông cải xanh quá lứa bị chặt đốn ở trang trại Footprint, bang Mississippi, Mỹ. Ảnh: Dailymail

Bông cải xanh quá lứa bị chặt đốn ở trang trại Footprint, bang Mississippi, Mỹ. Ảnh: Dailymail

Các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại cũng khiến hàng nông sản xuất khẩu gặp khó khăn do cước phí đóng gói, vận chuyển tăng mạnh từ 30-40%. Ảnh: CNA

Các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại cũng khiến hàng nông sản xuất khẩu gặp khó khăn do cước phí đóng gói, vận chuyển tăng mạnh từ 30-40%. Ảnh: CNA

Xem thêm
Hiệu quả kép từ nuôi xen ghép tôm sú, cua biển, cá đối mục

Hiệu quả kép từ nuôi xen ghép tôm sú, cua biển, cá đối mục. Nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước. Nơi trồng hơn 20 loài sen kiểng phục vụ thị trường. Phân bón Cà Mau đưa nông dân 'tham quan nhà máy - gặt hái mùa vàng'.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Khô khát mở rộng: Máy bơm, ống hút lấy những giọt nước cuối cùng

Các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng đang vào giai đoạn cao điểm mùa khô hạn, dự báo năm nay khốc liệt hơn mọi năm. Mực nước trên các sông hồ ngày càng cạn kiệt khiến cho hàng nghìn ha cây trồng của người dân héo úa vì thiếu nước.