| Hotline: 0983.970.780

Cục Chăn nuôi hỗ trợ 3.500 liều tinh trâu, bò chất lượng cao cho Quảng Bình

Chủ Nhật 28/07/2024 , 17:18 (GMT+7)

Cục Chăn nuôi hỗ trợ Quảng Bình 3.500 liều tinh trâu, bò chất lượng cao. Trong đó giống Brahman đỏ 2.000 liều; Senepol 400 liều; giống 3B 1.000 liều và trâu 100 liều.

Những năm qua, ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như ảnh hưởng của của đợt lũ kép lịch sử năm 2020, dịch bệnh Covid-19, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi vẫn diễn biến phức tạp…

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi trao tinh trâu, bò chất lượng cao cho đại diện Chi cục Chăn nuôi - Thú y Quảng Bình. Ảnh: CTV.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi trao tinh trâu, bò chất lượng cao cho đại diện Chi cục Chăn nuôi - Thú y Quảng Bình. Ảnh: CTV.

Trong bối cảnh đó, tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Sở NN-PTNT, các địa phương triển khai quyết liệt các giải pháp để phát triển chăn nuôi. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Nhờ đó, chất lượng đàn bò ngày càng được nâng cao. Đến nay, đàn bò toàn tỉnh đạt trên 86.000 con, trong đó tỷ lệ đàn bò lai đạt 62% tổng đàn.

Theo ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Quảng Bình, một số giống bò chuyên thịt cho năng suất cao đã được đưa vào phối giống như bò 3B, Brahman đỏ, Brahman trắng, Droughtmaster, Senepol, Charolais, Red Angus...

“Những bê lai ra đời thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt, giúp nâng cao tầm vóc, trọng lượng khi xuất chuồng, nhờ đó sản lượng thịt hơi được cải thiện đáng kể” - ông Trần Công Tám nói.

Tuy vậy, tổng đàn bò của tỉnh Quảng Bình hiện vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra, tỷ lệ bò lai còn thấp so với tổng đàn, nguồn kinh phí để hỗ trợ cho công tác thụ tinh nhân tạo bò còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với nhiều thách thức như ảnh hưởng của của đợt lũ kép lịch sử năm 2020, dịch bệnh Covid-19, một số dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc nói chung, đàn bò nói riêng vẫn có nguy cơ…

Mục tiêu của chiến lược và kế hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh Quảng Bình đã đề ra là đẩy mạnh phát triển đàn trâu, bò cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2025, tổng đàn bò đạt 120.000 con, trong đó tỷ lệ bò lai đạt 68%; phát huy tiềm năng, lợi thế đàn bò của địa phương, tạo sự chuyển biến về phát triển chăn nuôi bò và nâng cao chất lượng, giá trị.

Lượng tinh trâu, bò chất lượng cao được khẩn trương chuyển giao về các địa phương để triển khai thực hiện thụ tinh. Ảnh: CTV.

Lượng tinh trâu, bò chất lượng cao được khẩn trương chuyển giao về các địa phương để triển khai thực hiện thụ tinh. Ảnh: CTV.

Trước thực tế đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đã đề nghị Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) quan tâm hỗ trợ cho tỉnh tinh trâu, bò chất lượng cao nhằm thúc đẩy chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Cục Chăn nuôi đã quan tâm, hỗ trợ để Quảng Bình phát triển chăn nuôi đàn gia súc, giúp người chăn nuôi Quảng Bình có điều kiện tiếp cận giống trâu, bò chất lượng cao. Cụ thể, Cục Chăn nuôi đã hỗ trợ Quảng Bình 3.500 liều tinh trâu, bò chất lượng cao. Trong đó, giống Brahman đỏ 2.000 liều; Senepol 400 liều; giống 3B 1.000 liều và trâu 100 liều.

Tại buổi giao nhận tinh trâu, bò, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi mong muốn các địa phương trong tỉnh Quảng Bình sẽ thực hiện tốt đề án phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.

“Sự hỗ trợ này cũng nhằm thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu, bò tại địa phương, giảm chi phí cho người chăn nuôi” - ông Dương Tất Thắng chia sẻ.

Sau khi tiếp nhận, Chi cục Chăn nuôi - Thú y Quảng Bình sẽ phân bổ và chuyển giao số tinh trâu, bò chất lượng cao cho các địa phương để triển khai thực hiện thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu, bò. “Chúng tôi sẽ quản lý và hướng dẫn triển khai có hiệu quả việc thụ tinh cho trâu, bò nhằm nâng cao chất lượng đàn trâu, bò trong thời gian tới” - ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Quảng Bình nói.

Xem thêm
Hiểu rõ bản chất để truyền tải an toàn thực phẩm đúng cách

Xã hội càng phát triển, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch càng được chú trọng, để tránh tâm lý hoang mang, ái ngại không đáng có đòi hỏi phải truyền thông đúng cách.

Những đồi dứa hi vọng

Hà Tĩnh Sau cây cam chanh, cây dứa Cayen được huyện Vũ Quang định hướng phát triển thành cây chủ lực thay thế cho những rừng keo hiệu quả kinh tế thấp.

Bộ giống gốc ghép cây ăn quả trong nước còn đơn điệu

Ngoài ưu thế nổi trội, sự phát triển cây ăn quả còn hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng về quỹ đất, sự đa dạng của khí hậu và nguồn tài nguyên phong phú.