Gía thịt lợn đang dục dịch tăng, do người tiêu dùng đã tăng mua trở lại |
Kinh nghiệm cho thấy, thịt lợn chiếm tới 70% nhu cầu thực phẩm của người Việt Nam và rất khó để tìm ra loại thịt nào thay thế. "Nếu thời điểm này, các cơ quan truyền thông, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền để người dân không quay lưng với thịt lợn an toàn, nhất là sản phẩm thịt lợn được sản xuất theo chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn, thì chắc chắn giá lợn sẽ tăng từ 32.000 - 33.000 đồng lên 40.000 đồng trong thời gian rất ngắn, thậm chí chỉ trong khoảng một tuần", ông Nguyễn Xuân Dương nói.
Trao đổi với NNVN, ông Dương cho biết thêm: Hiện nay, nguồn cung thịt lợn từ các trang trại chăn nuôi trong nước không nhiều. Tuy nhiên, do tâm lý lo sợ của người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt lợn khi dịch tả lợn Châu Phi xảy ra, nên nhu cầu sử dụng thịt lợn ở thời đoạn ngắn hạn sẽ bị hạn chế, thay vào đó là các thực phẩm khác như thuỷ sản, gia cầm, thịt bò, thịt trâu, trứng...
Ông Nguyễn Xuân Dương - Cục trưởng Cục Chăn nuôi |
Trước đó, tại hội nghị Bàn giải pháp đảm bảo an toàn và thúc đẩy tiêu thụ thịt lợn vào ngày 27/3 vừa qua, một số doanh nghiệp chăn nuôi cho biết, ở Trung Quốc thời điểm hiện tại, do nguồn cung lợn đang ở mức thấp nên giá thịt lợn được đẩy lên rất cao. Thậm chí tăng tới 37% chỉ trong vòng 1 tuần.
Nguồn tin của Báo NNVN từ Cục Chăn nuôi cũng xác nhận, một doanh nghiệp FDI chiếm thịt phần thị phần rất lớn về sản phẩm thịt lợn tại Việt Nam chuẩn bị tăng giá bán thịt lợn trong một vài ngày tới. Đây là lực đẩy cực kỳ quan trọng, tạo đà tăng giá cho thịt lợn Việt Nam.
Một tín hiệu tích cực khác cũng đến từ chuỗi cung ứng thịt lợn của Masan Group. Nguyễn Thiều Nam, Phó TGĐ của Masan Group cho biết, hiện tại, trung bình nhà máy giết mổ của tập đoàn xuất bán gần 300 con lợn/ngày (tăng gấp đôi so với tháng trước). Điều đó cho thấy người tiêu dùng đã thích nghi với sản phẩm thịt lợn an toàn.