| Hotline: 0983.970.780

Cuộc bầu cử tốn kém nhất thế giới của Ấn Độ

Thứ Ba 19/03/2019 , 08:59 (GMT+7)

Ở quốc gia nhiều người dân chỉ sinh hoạt với mức 3 USD/ngày, Ấn Độ lại có kỳ bầu cử quốc hội tốn kém dẫn đầu thế giới.

Đây liệu có phải nghịch lý trong bối cảnh chính phủ Ấn Độ đang hướng tới nền kinh tế phát triển đủ khả năng cạnh tranh với láng giềng Trung Quốc.
 

Mỗi cử tri ngốn 8 USD

Khoảng 900 triệu cử tri Ấn Độ sẽ bước vào kỳ bầu cử Hạ viện (hay còn gọi là Lok Sabha), kéo dài từ ngày 11/4 sắp tới, đến ngày 19/5 sẽ kết thúc. Cuộc bầu cử trải dài từ từ dãy Himalaya phía bắc, tới Ấn Độ Dương phương nam, sa mạc Thar ở phía tây và cả những khu rừng ngập mặn Surdaban phương đông.

Người ủng hộ đảng BJP vẫy cờ ủng hộ Thủ tướng Narendra Modi hồi tháng 3/2019

Tổng cộng, sẽ có khoảng 8.000 ứng viên tranh 543 ghế tại Hạ viện, 2 suất còn lại do Tổng thống Ấn Độ lựa chọn. Bloomberg cho biết với 60% dân cư có mức sinh hoạt chỉ 3 USD/ngày, cuộc bầu cử sắp tới của Ấn Độ sẽ vượt mọi quốc gia trên thế giới về độ đắt đỏ, với chi phí theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu truyền thông (CMS-New Delhi) vào khoảng 500 tỉ rupee (7 tỉ USD).

Để hình dung được con số trên khổng lồ như thế nào thì có thể lấy ví dụ cuộc bầu cử Mỹ. Năm 2016, cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội Mỹ chỉ đến 6,5 tỉ USD. Số tiền 7 tỉ USD ước tính trên cũng cao hơn 40% so với cuộc bầu cử ở Ấn Độ năm 2014 (5 tỉ USD). Trung bình, Ấn Độ phải chi khoảng 8 USD cho 1 cử tri.

Số tiền khổng lồ trên chi vào đâu? Giám đốc CMS Bhaskara Rao cho biết, tiền được chi chủ yếu cho chiến dịch truyền thông xã hội, di chuyển và quảng cáo. Các ứng viên có thể di chuyển bằng xe buýt, ô tô và thậm chí cả… trực thăng. Một chiến lược phổ biến của các ứng viên là tạo nên những điều mới mẻ, có sức hút hoặc lớn lao để lấy lòng cử tri.
 

Lấy lòng cử tri bằng dê, cà ri gà

Tờ Economictimes cho biết, một trong những vấn đề của bầu cử Ấn Độ là sự minh bạch. Có rất ít các nhà tài trợ muốn công khai số tiền đổ cho các ứng viên. Lý do bởi họ lo ngại bị bất lợi khi đảng khác giành chiến thắng.

Tuy nhiên, ở bề nổi, các ứng viên sử dụng tiền vào những chiến thuật khá “ngộ nghĩnh” để lấy phiếu cử tri, nếu nhìn từ ngoài vào. Một trong số này là quà tặng. Máy xay sinh tố, tivi thậm chí…dê đều có thể trở thành các món quà ứng viên tặng cử tri ở các khu vực tranh cử. Một số trường hợp khi vận động tranh cử, ứng viên mua cả cà ri gà cho cử tri. Ở Ấn Độ, đây là món ăn khá đắt đỏ với giới bình dân. 

Bloomberg cho biết, ở những bang có dân số đông như Uttar Pradesh, ứng viên thậm chí sử dụng “chiêu” thuê ứng viên giả trùng tên với đối thủ nhằm giảm số phiếu bầu. Năm 2014, nữ diễn viên Hema Malini  từng phải đấu với 2 đối thủ cùng tên! Hầu hết các khoản chi nói trên đều không được công khai.

Bên cạnh đó, phải kể tới ngân sách dành cho Uỷ ban bầu cử Ấn Độ, một con số cũng không hề nhỏ. Trong năm tài khoá này, số tiền dành cho Uỷ ban là 2,62 tỉ rupee, cũng là một kỷ lục.

Cuộc bầu cử sắp tới được đánh giá sẽ là thách thức với Thủ tướng Narendra Modi. Chính phủ của ông Modi đang đối diện với khá nhiều vấn đề, từ tăng trưởng kinh tế không như mục tiêu tới các vấn đề quốc tế như quan hệ với Trung Quốc và gần đây là căng thẳng ở khu vực Kashmir với Pakistan. Khảo sát cho thấy, khoảng cách giữa đảng Nhân dân Ấn Độ cầm quyền (BJP) của Thủ tướng Modi đã bị rút ngắn lại so với các đảng đối lập. Giới phân tích lo ngại, đây là một lý do có thể khiến khu vực Kashmir khó giảm nhiệt, đặc biệt khi chính phủ Ấn Độ đang chịu sức ép từ tư luận.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm