| Hotline: 0983.970.780

Đá bóng qua cửa văn chương

Thứ Năm 01/07/2010 , 11:19 (GMT+7)

Phàm thứ gì quen thuộc với đời sống đều không bao giờ xa lạ với văn chương. Bóng đá cũng vậy.

Sức cám dỗ của túc cầu giáo đã khiến một nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh là Alber Camus cũng nhảy bổ ra sân cỏ với tư cách một… thủ môn. Thời gian tác giả những danh tác Người xa lạ, Dịch hạchSa đọa gắn bó cùng đội tuyển Algeria không dài, nhưng cũng đủ để những người hâm mộ bóng đá xứ sở này tự hào rằng họ từng có một cầu thủ đoạt giải Nobel Văn Học năm 1957!

Ở nước ta, tuy chưa có nhà thơ hoặc nhà văn đủ dũng khí rượt đuổi trái bóng suốt 90 phút tại sân vận động cấp huyện, nhưng lại có rất nhiều cây bút bình luận bóng đá cấp quốc gia như Thanh Thảo, Trần Ninh Hồ, Anh Ngọc, Nguyễn Thụy Kha… Không chỉ có những nhận định hoa mỹ như các huấn luyện viên thứ thiệt, nhiều thi sĩ còn ngày đêm mơ màng sinh khí cầu trường để mỗi tiếng reo hò bỗng hóa thành một câu thơ run lẩy bẩy như mảnh lưới hứng trọn cú sút quỷ khóc thần sầu. Trong các ngôi sao từng vụt qua World Cup, nhà thơ Nguyễn Duy hình như có khả năng viết đúng tên danh thủ dễ nhớ và dễ viết nhất là Pele, nhưng từ năm 1982 ông đã có bài thơ Nhịp điệu Espana ca ngợi những trận đấu sục sôi réo gọi: “Quả bóng buồn tênh qua chân các anh/ Bay lên mà thành nghệ thuật/ Và cú đá người đời không ưa/ Các anh biến hóa ra cái đẹp”.

Xét về tính sinh động, thì văn chương và bóng đá như mặt trăng đặt cạnh mặt trời tưởng gần gũi mà cách ngăn ngàn trùng. Vì vậy, tác phẩm chữ nghĩa viết về môn thể thao vua luôn là thách thức nan giải đối với các tác giả vốn dài lưng tốn vải bất kể đêm ngày đều ái ngại vận động chân tay. Nước Anh có nền bóng đá lâu đời nhất, nên mảng văn chương liên quan đến bóng đá của họ cũng có sự phong phú và đa dạng đáng kể. Nhà viết kịch Tom Stoppard từ năm 1977 đã đưa lên sân khấu vở diễn Lỗi nhà nghề được coi như một vở kinh điển trong giới kịch nghệ. Đến năm 1990, công chúng Anh còn có thêm một vở kịch lấy nguyên mẫu một thần tượng bóng đá của họ là Một buổi chiều với Gary Lineker. Thế nhưng, lừng lẫy nhất phải nhắc đến tiểu thuyết Fever Pitch (tạm dịch Cơn sốt sân cỏ) của Nick Hornby nói về tình yêu bóng đá cháy bỏng đam mê!

Khi trái bóng bắt đầu lăn tại Nam Phi thì các thi sĩ Việt Nam cũng ngả nghiêng vần điệu đong đưa theo những đường chuyền, lắc lư theo những quả phạt góc, hồi hộp như trái tim sắp rớt bịch xuống chấm phạt đền. Trên tờ Bóng đá, có món đặt sản là thơ Lê Thống Nhất tường thuật bằng lục bát diễn biến mỗi trận đấu, ví dụ cuộc chạm trán Braxin – Chi Lê được đúc kết: “Vàng xanh vũ điệu mê hồn/ Lúc nhịp nhàng, lúc dập dồn… càng hay/ Đội quân áo trắng, trắng tay/ Kém người đến thế! Đắng cay làm gì?”. Còn trên tờ Thể thao & Văn hóa dành hẳn một góc “World Cup diễn ca” cho Bùi Chí Vinh ngẫm ngợi từng trận đấu bằng thể loại tấu, ví dụ cảm xúc sau trận thư hùng Đức – Anh có mấy câu giòn giã như sau: “Đã nói nhiều lần là đừng giỡn mặt “xe tăng”. Cho dù kẻ thách thức là đội Anh thượng thặng. Không tin cứ nhìn cú phát bóng của thủ thành Đức Neuer. Chỉ một cú thôi là Klose lao lên như tên bắn”. Tóm lại, thứ vần vè viết cho kịp tiếng còi kết thúc mỗi trận đấu thì bao giờ cũng phô bày đầy đủ sự ngây dại của ngôn ngữ đối lập với hào hứng cầu trường!

Nếu chọn một người ít am hiểu bóng đá nhất Việt Nam, có lẽ nhà thơ Trần Đăng Khoa là một ứng cử viên sáng giá. Tương truyền giai thoại, con gái của Trần Đăng Khoa đi học mẫu giáo nghe bạn bè kêu tên Maradona nên về nhà đề nghị bố kiếm cho cái ảnh nhân vật nổi tiếng này. Nhà thơ chiều ý con gái liền gật đầu, hôm sau đi lùng các nhà sách được một bức ảnh khá đẹp: “Đây, thần tượng của con đây!”. Đứa con gái chưa kịp mừng thì vợ của nhà thơ trông thấy bức ảnh vội hét lên: “Ấy chết, đó là ca sĩ Madonna mà!”.

Tuy nhiên, đừng căn cứ vào chuyện ấy mà nghi ngờ năng lực làm thơ về bóng đá của Trần Đăng Khoa nhé. Hãy nhớ, nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm kiến thức bóng đá cũng chỉ ngang với Trần Đăng Khoa nhưng chỉ cần dăm lần liếc mắt qua màn ảnh truyền hình trực tiếp World Cup đã có bốn câu khá thú vị: “Con vừa mới xỏ giầy vào hiệp nhất/ Trận đấu đời cha đã cuối hiệp nhì/ Chiếc đồng hồ, người trọng tài nghiêm khắc/ Phút rời sân không thể níu thêm giờ!”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm