| Hotline: 0983.970.780

Đã mất mùa giá lại xuống thấp, dân Phú Yên ôm nợ vì tiêu

Thứ Sáu 05/10/2018 , 07:15 (GMT+7)

Xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa là “thủ phủ” cây tiêu của tỉnh Phú Yên, với diện tích lên đến hàng trăm ha. Những năm gần đây tiêu chết dần chết mòn, người trồng lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

Chúng tôi trở lại vùng trồng tiêu xã Sơn Thành Tây khi nông dân đã kết thúc vụ thu hoạch năm 2018 cách đây vài tháng trước. Hỏi bà con vụ vừa rồi lời lãi ra sao, hầu hết đều lắc đầu, thở dài ngao ngán vì lỗ nặng. Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người trồng tiêu bảo, năm nay không chỉ mất mùa, mà giá còn thấp nhiều so với mọi năm.

08-44-38_1
Nhiều vườn tiêu ở xã Sơn Thành Tây chết sạch chỉ còn cây choái hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác

Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Thành Tây, ông Ngô Trọng Luật cũng thừa nhận năng suất tiêu chỉ đạt khoảng 7 tạ/ha, thấp hơn nhiều so với mọi năm. Trong khi cách đây 2 năm, năng suất toàn xã đạt 3 - 4 tấn/ha. Giá tiêu năm nay cũng thấp lè tè, dao động từ 50 - 55 ngàn đồng/kg. Nếu so năm 2015 - 2016 thì giá chỉ bằng 1/4.

“Sở dĩ vụ tiêu năm nay mất mùa là do ảnh hưởng liên tục 2 năm gần đây gặp thời tiết bất lợi, dẫn đến phát sinh sâu bệnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm”, ông Luật nói.

Ông Trịnh Lâm Hải, Chủ tịch UBND xã Sơn Thành Tây cho biết thêm, cuối năm 2016 đầu 2017, tổng diện tích tiêu toàn xã khoảng 462ha. Tuy nhiên do cuối năm 2016 và giữa năm 2017 mưa kéo dài, cộng với bão 12 đổ bộ đã làm 176 ha tiêu trên địa bàn bị chết trắng.

“Tính đến tháng 9/2018, toàn xã chỉ còn 266ha tiêu. Trong đó 159ha còn cho khai thác kinh doanh, nhưng hơn 100ha đang bị bệnh chết dần chết mòn”, ông Hải nói.

08-44-38_5
Một vườn tiêu chết dần chết mòn

Chủ tịch Hội Nông dân xã dẫn chúng tôi qua các lô tiêu ở thôn Tịnh Thọ. Tại đây, chúng tôi chứng kiến nhiều lô đã nhổ bỏ chuyển sang trồng bắp, sắn, chanh dây. Có những lô tiêu chết dần chết mòn chỉ còn sót lại những cây choái.

Vườn tiêu nhà ông Luật, với diện tích 7 sào gần như chết sạch. Còn vườn nhà chị Đặng Thị Bích Châu, với diện tích 1 ha trồng năm 2002, mỗi năm cho thu hoạch trên 4 tấn tiêu khô. Từ năm 2016, nhiều lô bị ngập úng do mưa, đã phát sinh bệnh vàng lá, thối rễ nên cứ chết dần.

Chị Châu cho hay: “5 sào tiêu bị chết từ năm ngoái nên gia đình đã chuyển sang trồng chanh dây. 5 sào còn lại nhiều trụ cũng đang bị bệnh vàng lá, chết lác đác. Nếu tính số trụ thì gia đình chỉ còn 3 sào là cùng. Thấy vậy nên gia đình cứ để đó, không đầu tư chăm sóc”.

Theo ông Ngô Trọng Luật, cây tiêu trên địa bàn phát triển khoảng 10 năm trở lại đây. Hầu hết bà con đều vay vốn ngân hàng để đầu tư. Thế nhưng điều đáng nói, các vườn tiêu bước vào thời kỳ kinh doanh chưa lâu và bán giá ở mức cao chỉ được vài năm nên việc tích lũy chẳng đủ chi trả nợ nần. Hiện bà con mang nợ ngân hàng. Người nợ ít nhất cả trăm triệu, nhiều thì vài trăm triệu. “Gia đình tôi còn nợ ngân hàng khoảng 150 triệu, chưa biết lấy nguồn thu gì để trả nợ”, anh Luật buồn bã nói.

Còn gia đình chị Châu nợ nhiều hơn lên đến 300 triệu đồng. Để trang trải cuộc sống, nợ nần, chồng chị phải đi làm mướn nơi xa. Trong khi trước đây, khi cây tiêu “thịnh vượng”, vợ chồng chị chăm sóc vườn quanh năm chẳng bao giờ rảnh rỗi.

08-44-38_6
Vườn tiêu 5 sào chết sạch, chị Châu chuyển sang trồng chanh dây

Cũng theo ông Luật, hoàn cảnh gia đình chị Châu cũng như nhiều gia đình trồng tiêu khác trong xã bị thiệt hại. Đặc biệt tại đội 3, thôn Sơn Trường và các đội 2, 6, thôn Sơn Nghiệp, tiêu chết hàng loạt, nên nhiều gia đình chồng xa vợ, con hoặc cả nhà đi tứ xứ kiếm trang trải cuộc sống và trả nợ.

08-44-38_4
Nhiều gia đình khốn đốn vì tiêu

Ông Trịnh Lâm Hải, Chủ tịch UBND xã thừa nhận gần đây cây tiêu bị ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh, giá cả xuống thấp nên bà con gặp khó khăn. Nhiều người phải đi làm thuê, làm mướn. Ngay cả trưởng thôn Sơn Nghiệp cũng đã xin nghỉ việc để đi làm ăn xa.

Theo người trồng tiêu, trồng 1ha tương ứng khoảng 1.600 trụ, khi thu hoạch phải mất 4 năm trời chăm sóc, người trồng phải bỏ vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu đồng. Chưa kể trước đó phải bỏ hàng chục triệu đồng mua phân, thuốc BVTV, công chăm sóc... Cây tiêu chết hàng loạt làm họ mất nguồn thu rất lớn.

 

Xem thêm
Vùng nuôi ngao 500ha ven biển huyện Nghĩa Hưng đạt chuẩn quốc tế ASC

Nam Định Vùng nuôi ngao 500ha tại các xã ven biển của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) được chứng nhận áp dụng nuôi ngao bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Trung Quốc tiêu thụ 4 tỷ quả dừa mỗi năm và cơ hội cho dừa Việt

BẾN TRE Đại diện Vina T&T Group chia sẻ những thuận lợi, thách thức ngành hàng dừa Việt Nam đối mặt khi chinh phục thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.