| Hotline: 0983.970.780

Đặc sản thạch đen Cao Bằng

Thứ Hai 28/10/2019 , 09:39 (GMT+7)

Thạch đen là món ăn quen thuộc, bình dân của người dân Cao Bằng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhất là trong những ngày nắng nóng. 

Loại thực phẩm này rất dễ ăn, ngon miệng nên ngày càng được người dùng yêu thích. Huyện Thạch An được thiên nhiên ưu đãi về các điều kiện tự nhiên như khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng đất đai thích hợp cho sự phát triển của cây thạch đen. Người dân Thạch An từ lâu đã trồng, gắn bó với cây thạch đen, và hiện này cây trồng này được coi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Chính vì thế mà các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Thạch An đã vận động nhân dân đầu tư tích cực trồng và tăng diện tích cây thạch đen.

Đức Thông, một xã có diện tích trồng thạch đen lớn nhất huyện Thạch An. Năm 2018 toàn xã trồng được 66,6 ha, sản lượng đạt gần 240 tấn,  năng suất bình quân 36 tạ/ha, với tổng thu khoảng hơn 6 tỷ đồng.

Từ cây thạch đen, đã đem lại thu nhập ổn định và dần dần trở thành loại cây chủ lực cho nhiều gia đình. Năm 2019, số hộ dân trong xã trồng thạch đen đã lên tới 95% với tổng diện tích đã tăng lên là 93,5 ha.

Người dân xã Đức Thông (Thạch An) thu hoạch cây thạch đen.

Ông Lý Thanh Chiêu ở xóm Tác Mai, xã Đức Thông chia sẻ: Từ năm 2016, theo chủ trương mở rộng diện tích cây thạch đen ở xã, gia đình bắt đầu trồng với diện tích vài nghìn m2. Đến năm 2018, đã trồng lên hơn 1 ha, đem lại thu nhập hơn 100 triệu đồng. Nhờ trồng thạch đen, kinh tế gia đình đã có bước phát triển rõ rệt, có tiền mua sắm thiết bị tiện nghi trong sinh hoạt.

Chủ tịch UBND xã Đức Thông Nguyễn Văn Luân thông tin, trước đây cây thạch đen chỉ là mọc dại, hoặc được người dân trồng để ăn và không có người thu mua. Nhưng khoảng 5 năm gần đây, diện tích cây thạch đen ở xã ngày càng được trồng nhiều hơn, thương lái thu mua tận nơi. Nhờ thu nhập từ trồng thạch đen, mà nhiều hộ dân trong xã đã thoát nghèo.

Điểm thu mua thạch đen tại thị trấn Đông Khê (Thạch An).

Cây thạch đen được tập trung trồng ở các xã: Đức Thông, Trọng Con, Quang Trọng, Canh Tân, Minh Khai,... Tổng diện tích hiện nay vào khoảng 316 ha. Huyện Thạch An phấn đấu hết năm 2020, diện tích thạch đen toàn huyện đạt từ 400 - 450 ha, sản lượng từ 2.200 - 2.500 tấn. Từ cây “xoá đói giảm nghèo” hiện thạch đen đã phát triển trở thành cây “làm giàu” của nhiều nông dân Thạch An.

Theo tài liệu của Phòng NN&PTNT huyện Thạch An, nếu chăm sóc tốt thì năng suất cây thạch đen khô sẽ đạt từ 5 - 6 tấn/ha, với giá trung bình từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, thu hoạch trung bình đạt trên 100 triệu/ha, vì vậy cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, lúa. Hiện nay, phần lớn sản lượng thạch đen được xuất thô, chất lượng thấp nên giá cả không cao.

Cây thạch đen sau khi đun được lọc qua vải màn nhiều lần cho sạch cặn.

Trao đổi với PV Báo NNVN, ông Trần Bằng Nguyên - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch An cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ phối hợp với các ngành đăng ký thương hiệu cho sản phẩm thạch đen, dán tem truy xuất nguồn gốc. Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, xưởng sơ chế sản phẩm thạch đen tại địa phương. Mục tiêu là đưa thạch đen thành cây trồng có giá trị cao hơn nữa ở địa phương.

Hiện trên địa bàn huyện Thạch An có nhiều điểm thu mua cây thạch đen khô. Sau đó sẽ xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc (chiếm 2/3 sản lượng). Một phần được vận chuyển về một nhà máy chế biến ở tỉnh Bắc Ninh để sản xuất thành thạch đen thành phẩm. Còn số ít thì được người dân tự đun nấu thủ công, rồi đóng hộp bán ra thị trường.

Thạch đen được đóng hộp và bán với giá từ 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Sản phẩm gắn thương hiệu thạch đen Thạch An - Cao Bằng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên quy mô và năng lực của nhà sản xuất vẫn còn hạn chế, nên chưa đáp ứng được nhu cầu, tiềm năng của thị trường. Ngay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, người dân đang sử dụng loại thạch được chế biến nhỏ lẻ, thủ công, mẫu mã xấu và chưa đảm bảo an toàn thực phẩm.

Xem thêm
1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Lạc lối ở vườn cam Xã Đoài lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 hằng năm, vườn cam rộng hơn 70ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.