| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 04/11/2019 , 09:48 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 09:48 - 04/11/2019

Đại biểu 'cấp trên' và đại biểu 'cấp dưới'

Ngày 1/11/2019, báo điện tử “Dân Trí” dẫn lời phát biểu của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga tại phiên thảo luận tổ về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, khiến nhiều cử tri cả nước bàng hoàng.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga.

Xin trích nguyên văn: "Tôi đã chứng kiến khóa trước, một đại biểu địa phương chất vấn Bộ trưởng Công thương. Ngay lập tức trưa đó bí thư Tỉnh ủy tỉnh đó gọi điện nói đại biểu đó gay gắt, phê bình “cháy mặt”. Mà chuyện đó không phải hiếm. Đại biểu rơi vào tình trạng đó rất ấm ức. Những chuyện “kém thế” như vậy đã làm giảm hiệu quả giám sát của Quốc hội “ (hết trích).

Chắc chắn bà Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp không nói bừa. Bà đã nắm được đích xác, và hẳn là đã suy nghĩ rất nhiều trước khi phát ngôn.

“Những chuyện đó không phải hiếm”. Câu nói của bà đã phơi bày một thực trạng rất đau lòng vẫn tồn tại trong Quốc hội ta lâu nay. Bất cứ một địa phương nào cũng có 2 nhóm đại biểu Quốc hội.

Nhóm 1 là những người được Trung ương giới thiệu về ứng cử. Nhóm 2 là những người đang công tác tại địa phương.

Trong nhóm 2 này, bao giờ cũng có ông Chủ tịch tỉnh và ông Bí thư Tỉnh ủy. Ở các bộ, ngành khác cũng vậy. Ngoài ông bộ trưởng còn có những người đang công tác trong bộ trở thành đại biểu Quốc hội. Về nguyên tắc, các đại biểu đều bình đẳng với nhau, đều đại diện cho cử tri, đều có trách nhiệm nói lên tiếng nói và nguyện vọng của cử trí.

Không ai là cấp trên cấp dưới của nhau, vì vậy không đại biểu nào được quyền chỉ đạo hay phê bình ý kiến của đại biểu này, đại biểu nọ trong nghị trường. Trong nghị trường, chỉ được quyền tranh luận chứ không được quyền phê bình, chỉ đạo. Thế nhưng những đại biểu đang công tác ở địa phương thuộc nhóm 2, đều là cấp dưới của ông Chủ tịch và ông Bí thư Tỉnh ủy. Và thế là tự nhiên sinh ra những đại biểu “kém thế” như lời bà chủ nhiệm vừa nói ở trên. 

Những đại biểu “kém thế” này, liệu có dám nói tại nghị trường về những điều cấp trên mình không ưa hay không ? Liệu có dám nêu những yếu kém của địa phương mình hay chất vấn bộ trưởng bộ mình không?

Ở nhiều nước khác, nghị sỹ của họ không bao giờ là người trong chính quyền. Tất cả là nghị sỹ chuyên nghiệp. Vì vậy, họ chẳng bị ràng buộc vì cái gì cả. Họ chỉ toàn tâm toàn ý vào việc lập pháp và giám sát. Và khi nói trên nghị trường, họ chẳng phải dè chừng ai. Đằng sau họ là cử tri, và họ chỉ vì cử tri, vì những người đã bỏ lá phiếu bầu cho họ vì tin tưởng họ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm