| Hotline: 0983.970.780

Đại biểu Quốc hội góp ý 2 dự thảo Luật

Thứ Năm 29/05/2014 , 08:45 (GMT+7)

Ngày 28/5, các đại biểu Quốc hội đã giành nửa ngày để thảo luận tổ, lấy ý kiến cho hai dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

Phần lớn ĐB tán thành với việc xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm khắc phục các hạn chế, tồn tại phát sinh trong thực tiễn đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại DN trong thời gian qua. Và hơn cả, thực hiện tái cơ cấu DN nhà nước một cách nhanh hơn.

Về đối tượng áp dụng, tại khoản 2, Điều 2 dự thảo đưa ra đối tượng áp dụng DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và chia nhóm đối tượng thành: “Cty TNHH 1 thành viên là Cty mẹ của tập đoàn kinh tế; Cty mẹ của TCty nhà nước; Cty mẹ trong mô hình Cty mẹ - Cty con; Cty TNHH 1 thành viên độc lập”.

Theo ĐB Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội), tại Nghị định 25/2010/NĐ-CP cả Cty độc lập, Cty mẹ sau khi chuyển đổi đều được tổ chức dưới hình thức “Cty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước là chủ sở hữu”. Do đó, việc chia nhóm đối tượng này thành 2 thành viên là không cần thiết, không có ý nghĩa và nhất là không đảm bảo tính minh bạch của quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, một số ĐB cũng e ngại Điều 30 của dự thảo quy định phương thức chuyển nhượng các khoản vốn ra ngoài DN, trong đó nhấn mạnh quy định chuyển nhượng vốn của DN tại Cty TNHH một thành viên thành Cty TNHH từ 2 thành viên trở lên.

Bởi, quy định này có thể hiểu Cty TNHH được tổ chức dưới 3 hình thức: Cty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên và Cty TNHH nhiều thành viên. Điều này không đúng với bản chất Cty TNHH ở Việt Nam, do đó cần có sự sửa đổi cho phù hợp.

Cũng tại buổi thảo luận tổ, khi góp ý để sửa đổi Luật Doanh nghiệp, phần lớn ĐB kỳ vọng, lần thay đổi này sẽ tạo ra cú hích cho hoạt động kinh doanh các DN để đưa nền kinh tế phát triển nhanh hơn. ĐB Phạm Văn Cường (Lào Cai) cho biết, Luật Doanh nghiệp 2005 dù được coi là bước tiến rất dài, giúp tăng sự bình đẳng cho các loại hình DN cũng như thu hẹp khoảng cách giữa quy định pháp lý của Việt Nam với quốc tế.

Tuy nhiên, ĐB Cường lại cho rằng, quy định trong dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi thì “DN phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” vô hình khiến DN bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh chưa thuộc phạm vi ngành nghề đã đăng ký có thể đem lại thu nhập cao cho ngân sách nhà nước.

Vì vậy, Luật Doanh nghiệp sửa đổi cần “thoáng” hơn trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, có nhiều ý kiến khác lại tán thành với mục tiêu của sửa đổi Luật Doanh nghiệp là làm cho DN trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, qua đó tăng cường thu hút và huy động các nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm