| Hotline: 0983.970.780

Đại biểu tham quan các dự án 'đẻ trứng vàng' tại Thanh Hóa

Thứ Tư 05/04/2023 , 21:57 (GMT+7)

Nhà máy thép Nghi Sơn, Cảng Nghi Sơn... là những dự án có đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua.

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị triển khai các quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, chiều 5/4, đoàn đại biểu tham dự hội nghị đã đi tìm hiểu thực tế tại Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa).

Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương; Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn...

Khu kinh tế Nghi Sơn có diện tích tự nhiên 106.000 ha, là cầu nối giữa vùng Bắc bộ với Trung bộ, Tây Bắc và Nam bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Nơi đây hiện có 711 dự án đầu tư, trong đó có 69 dự án FDI với tổng mức đầu tư là 13,5 tỷ USD và 642 dự án trong nước với tổng mức đầu tư 170.000 tỷ đồng.

Khu kinh tế Nghi Sơn là một trong 8 Khu kinh tế trọng điểm ven biển của cả nước để tập trung ưu tiên đầu tư với mục tiêu trở thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, công nghiệp điện, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu, xây dựng các khu đô thị, khu du lịch… gắn với việc xây dựng khai thác có hiệu quả cảng biển.

Tại Khu kinh tế Nghi Sơn, các đại biểu đã đi thực tế tại Cảng tổng hợp Quốc tế Nghi Sơn, Nhà máy gang thép Nghi Sơn. Đây là những dự án được đầu tư lớn và đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua.

Cảng Nghi Sơn và các bến chuyên dụng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn I, Nhà máy xi măng Nghi Sơn và các bến tổng hợp, bến container, có khả năng đón tàu có trọng tải đến 70.000 DWT. Năng lực xếp dỡ hiện tại 30 triệu tấn/năm

Từ năm 2020 đến tháng 9/2022, đã có 326 lượt doanh nghiệp, 4.587 lượt phương tiện làm thủ tục xuất nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn, với tổng trọng lượng hàng hóa hàng chục triệu tấn, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 19,03 tỷ USD. Số thu nộp ngân sách nhà nước của Cảng Nghi Sơn tăng lũy tiến qua các năm và luôn đạt trên 93% tổng số thu của toàn Cục Hải quan Thanh Hóa. Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đạt khoảng 47,7 triệu tấn hàng hóa thông qua Cảng Nghi Sơn.

Tiếp đó, đoàn đại biểu đã đến tham quan Khu liên hiệp VAS gang thép Nghi Sơn. Khu liên hiệp gồm nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn 1 có tổng mức đầu tư 4.980 tỷ đồng, có năng lực sản xuất 1 triệu tấn phôi thép và 1 triệu tấn thép cán thành phẩm/năm.

Theo phân kỳ đầu tư, từ năm 2023 đến năm 2024, nhà máy thép số 2 và 3 sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động. Khi cả 3 dây chuyền đi vào sản xuất, nhà máy sẽ có tổng công suất sản xuất phôi thép 3,5 triệu tấn/năm và 2,5 triệu tấn thép cán thành phẩm/năm, dự kiến nộp ngân sách nhà nước từ 3.000 đến 4.000 tỷ đồng/năm.

Các đại biểu thăm quan nhà máy thép Nghi Sơn. Ảnh: Quốc Toản.

Các đại biểu thăm quan nhà máy thép Nghi Sơn. Ảnh: Quốc Toản.

Tại buổi tham quan, các đại biểu bày tỏ ấn tượng trước tiềm năng, thế mạnh của Khu kinh tế Nghi Sơn, với hệ thống cảng nước sâu đã được quy hoạch và đầu tư, đưa vào khai thác, tạo nên lợi thế lớn cho tỉnh Thanh Hóa; đồng thời là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, chiều nay đoàn công tác do ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), thăm Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc).

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị của khu di tích, đặc biệt là trong việc giáo dục truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước cho các tầng lớp Nhân dân, gắn với phát triển kinh tế du lịch.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát tại Vĩnh Long

Vĩnh Long Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Vĩnh Long và chủ đầu tư khẩn trương khảo sát, đánh giá lại hiện trạng tại các hộ dân sinh sống khu vực khai thác của 3 mỏ cát.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm